Cách nào để trẻ an toàn trong vùng dịch?.
Gần đây, nhiều phụ huynh rầu rĩ than thở trên trang blog, facebook cá nhân, thể hiện sự lo lắng về dịch bệnh đang bùng phát, đặc biệt là bệnh tay chân miệng (TCM). Làm thế nào để con trẻ luôn được an toàn trong vùng dịch chính là đề tài được nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Không đủ giường bệnh nên người nhà và bệnh nhi phải nằm tạm ngoài hành lang bệnh viện.
Kinh nghiệm từ bệnh tay chân miệng
Chị Thái Thị Nhật (quận Phú Nhuận, TPHCM) như được ‘trút bỏ gánh nặng’, chị sống vui hơn khi nhìn con khỏe lại từng ngày. Bây giờ, tiền thu nhập từ đồng lương ít ỏi của giáo viên, chị đều để dành mua những thực phẩm tốt nhất, ngon nhất cho con, đặc biệt chị quan tâm kỹ hơn tới sức đề kháng của con. Bởi vì hơn ai hết, chị đã trải nghiệm cảnh con chị đau đớn do bệnh TCM như thế nào.
Nhớ lại những ngày tháng vất vả đó, chị nghẹn ngào: “Khi phát hiện con bị TCM, tôi bối rối lắm, không hiểu do đâu bé vướng phải bệnh vì tôi chăm bé rất sạch sẽ, ăn uống no đủ mà. Tôi cũng nghĩ quẩn khi nghe tin nhiều trẻ tử vong vì bệnh này và chưa có thuốc đặc trị. Tôi lại không chủ động được gì, nhìn thấy các vết bỏng nước làm con đau, thậm chí ngồi hay ngủ cũng đau… tôi cảm thấy bất lực quá!”
Miệng nổi bóng nước nên cho bé ăn là một việc không hề đơn giản. Chị vẫn nhớ như in cảnh vất vả cho con uống từng ngụm sữa, đút từng miếng cháo, thấm biết bao nước mắt. Tay và chân bé có nhiều bóng nước nên bé cử động rất khó khăn, quấy khóc liên tục, có khi khóc đến khản cổ… Những khi ấy chị không cầm lòng được, quay mặt đi khóc thầm thương con quá! Mỗi lần thấy băng ca đẩy ngang phòng là chị sợ hãi. Chị sợ bệnh tình của con trở nặng và phải vào phòng chăm sóc đặc biệt. Chị lại càng bối rối bởi theo bác sĩ hiện vẫn chưa có vac-xin ngừa bệnh TCM.
Bóng nước nổi đầy trên tay, chân bé nên mỗi lần vận động lại làm bé đau đớn.
Chính vì thế, từ sau lần đó, chị quan tâm hơn trong việc tìm hiểu thông tin về bệnh TCM cũng như dịch bệnh nói chung, cũng như nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ nhi. Bây giờ, ngoài việc cho con ăn uống đủ dinh dưỡng, chăm con sạch sẽ, chị còn chủ động phòng bệnh cho con bằng cách bổ sung vitamin C hàng ngày để tăng đề kháng và hệ miễn dịch cho con.
Không được chủ quan!
Bệnh TCM thường xảy ra với trẻ dưới 10 tuổi, nhưng cũng không chừa một ai, cả người lớn vẫn sẽ bị mắc phải, bệnh một lần rồi vẫn có thể mắc lại. Do đó, nhiều bà mẹ thắc mắc: “Làm sao con tôi có thể an toàn trong vùng dịch, trong mùa dịch?” khi vẫn còn tới 43,000 ca mắc bệnh, cho đến đầu năm 2012, dù Cục Y tế dự phòng đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống dịch bệnh.
Một số mẹ khá chủ quan vì nghĩ rằng mình chăm con khá kỹ và cung cấp đủ Vitamin C qua thức ăn mỗi ngày cho bé. Tuy nhiên, ít mẹ biết đến 70% vitamin C trong thực phẩm hàng ngày có thể bị thất thoát trong quá trình chế biến và bảo quản, trong khi virút và các vi khuẩn gây hại luôn rình rập bé bất cứ mọi nơi. Ngoài ra, cơ thể chúng ta không thể tự tống hợp Vitamin C, nó lại bị hao hụt theo hoạt động sống mỗi ngày, nếu không được bổ sung mỗi ngày thì rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu Vitamin C, nhất là ở trẻ em. Theo nội dung khuyến cáo mới nhất từ Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe trung ương - Bộ Y tế cho biết, trẻ cần được bổ sung Vitamin C mỗi ngày để tăng cường đề kháng và chủ động phòng bệnh TCM.
Tăng cường đề kháng bằng cách dinh dưỡng đầy đủ và bổ sung vitamin C hằng ngày để giúp bé an toàn trong vùng dịch và phát triển toàn diện.
Con cái là tất cả tình yêu thương của bố mẹ, nên bố mẹ nào cũng muốn cung cấp cho con mọi điều kiện tốt nhất để có thể phát triển toàn diện. Một trong những điều kiện tối ưu đó là có một cơ thể khỏe mạnh, một sức đề kháng tốt để bé có thể học tập, vui chơi và khám phá cuộc sống. Hãy bổ sung 70 – 100mg Vitamin C mỗi ngày để tăng đề kháng, giúp bảo vệ bé an toàn trước dịch bệnh nhé!
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh