Cách nào điều trị zona dứt điểm?
Sơ lược về bệnh zona (hespet zoster)
Triệu chứng lâm sàng: Đối với những thể nặng có biểu hiện: sốt, rét run, triệu chứng quan trọng là đau kiểu bỏng, buốt từng cơn nơi sắp xuất hiện tổn thương, đôi khi triệu chứng này khiến bệnh nhân đi khám không đúng chuyên khoa và thầy thuốc đa khoa cũng dễ chẩn đoán nhầm là đau thần kinh ngoại biên, đau cột sống...
Sau giai đoạn tiền triệu khoảng nửa ngày đến một ngày thì bắt đầu xuất hiện thương tổn: những mảng da đỏ, hơi nề nhẹ, có đường kính khoảng vài cm, gờ cao hơn mặt da bình thường, các mảng da này sắp xếp dọc theo dây thần kinh chi phối và dần dần nối với nhau thành dải, thành vệt.
Sau vài giờ thì trên những mảng đỏ da này xuất hiện nhiều mụn nước, bọng nước tập trung thành đám giống như chùm nho, lúc đầu mụn nước căng, dịch trong, về sau đục, hóa mủ, dần dần vỡ đóng vảy tiết, dưới vảy tiết là vết loét nhỏ.
Những vết loét nhỏ này nếu không bị bội nhiễm vi khuẩn thì sẽ lành trong vòng 2 - 3 tuần, để lại trên da những sẹo nhỏ hơi lõm, nếu không bị di chứng đau thần kinh thì coi như bệnh đã khỏi hoàn toàn.
Các thể lâm sàng rất đa dạng, thường gặp các thể sau đây: zona liên sườn, zona ngực - bụng, zona cổ vai cánh tay, zona hông - bụng, zona sinh dục - bẹn, zona cùng cụt, zona mặt, zona đầu, zona hạch gối (gây thương tổn vành tai kèm theo rối loạn cảm giác 2/3 trước lưỡi, ù tai, điếc, có trường hợp gây liệt 1/2 mặt), zona mắt (nhánh mắt của dây thần kinh III) dễ gây viêm màng tiếp hợp, viêm giác mạc, viêm mống mắt, viêm đồng tử, teo gai thị và có thể dẫn đến mù.
Các hình thái tổn thương do zona. |
Thuốc điều trị zona
Thuốc kháng virut:
Acyclovir: Trẻ em trên 12 tuổi uống như người lớn, trẻ em dưới 12 tuổi 20mg/kg thể trọng/lần, uống 4 lần/ngày. Chống chỉ định: mẫn cảm với thuốc. Thận trọng khi dùng ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu, trừ khi lợi ích của việc dùng thuốc vượt trội. Giảm liều ở người bệnh suy chức năng thận.
Valacyclovir, một tiền chất của acyclovir, sản sinh nồng độ acyclovir huyết thanh cao cấp gấp 3 - 5 lần nồng độ đạt được nếu dùng acyclovir đường uống.
Famciclovir một tiền chất của penciclovir, có kết quả tốt hơn so với giả dược trong việc làm giảm thời gian bài xuất virut, hạn chế thời gian hình thành tổn thương mới và đẩy nhanh việc lành sẹo.
Kháng sinh: Có thể kết hợp với kháng sinh đường uống hay tiêm đề phòng bội nhiễm.
Các thuốc điều trị triệu chứng như hạ sốt, giảm đau, vitamin tổng hợp liều cao.
Thuốc ức chế 3 vòng: Nếu bệnh nhân đau nhiều thì có thể dùng thuốc ức chế 3 vòng amitriptylin. Chống chỉ định dùng đồng thời với các chất ức chế monoamin oxydase, không dùng cho người bệnh mới hồi phục sau nhồi máu cơ tim. Thận trọng ở các trường hợp: động kinh không kiểm soát được, suy giảm chức năng thận, tăng nhãn áp, bệnh tim mạch, cường giáp. Tác dụng phụ: có thể bí tiểu do co thắt bàng quang, loạn nhịp tim ở một số người có bệnh tim mạch, hoa mắt, suy nhược, nhức đầu, ù tai, xuất hiện hội chứng ngoại tháp, ngầy ngật, mệt, kích động, hưng cảm nhẹ. Buồn nôn, nôn, chán ăn, ợ chua, đau bụng, tiêu chảy.
Thuốc giảm đau nhóm ức chế thần kinh như gababentin. Chống chỉ định ở người đang lái tàu xe và vận hành máy vì thuốc gây ngủ. Thận trọng: dưới 18 tuổi, ở phụ nữ có thai và cho con bú nên cân nhắc trừ khi lợi ích của việc dùng thuốc lớn hơn.
Tác dụng phụ: tăng huyết áp, yếu mệt người, đầy hơi, chán ăn, buồn nôn, đau khớp, chóng mặt, giảm phản xạ gân xương, hồi hộp lo âu.
Thuốc bôi chăm sóc tại chỗ đề phòng lột da: dung dịch castelani, xanhmetilen, eosin 2%… trong thời gian 3-5 ngày đầu. Kháng sinh dạng kem như foban bôi trong các ngày cuối để tổn thương chóng lành và liền sẹo.
Di chứng sau zona và cách phòng đau thần kinh sau zona
Bệnh thường để lại trên da sẹo lõm và mất sắc tố da, làm cho da trở nên loang lổ đặc biệt là trường hợp bội nhiễm vi khuẩn gây loét nhiều, để lại sẹo lớn, gây ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ.
Những tổn thương nếu không điều trị đúng rất dễ bội nhiễm tại chỗ làm cho vết loét rộng hơn, sâu hơn và kéo dài thời gian lành bệnh, qua nhiễm trùng tại chỗ đôi khi gây nhiễm trùng toàn thân, nhiễm trùng huyết.
Đau thần kinh sau zona: Do virut hướng da - thần kinh ngoại biên (ái thần kinh ngoại biên) chúng xâm nhập thần kinh và gây xơ hóa các đầu mút dây thần kinh ngoại biên nơi thương tổn bởi một chất do virut tạo ra tạm gọi là yếu tố “B”.
Một số thể đặc biệt: có thể để lại điếc vĩnh viễn, sụp mi mắt, mù mắt vĩnh viễn, méo miệng do liệt dây thần kinh số 7.
Cách đề phòng đau thần kinh sau zona: Chỉ có cách duy nhất là phải được điều trị sớm ngay ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2 sau khi có triệu chứng tiền triệu. Điều trị bằng thuốc kháng virut đúng liều, đúng khoảng cách dùng thuốc và đủ liệu trình điều trị là 7- 10 ngày.
Tùy vào trường hợp cụ thể mà kết hợp thuốc kháng virut với nhiều loại thuốc khác nữa để kết quả điều trị được đảm bảo.
Bệnh nhân cần nghỉ ngơi và nâng cao sức đề kháng là một chế độ không kém phần quan trọng trong điều trị, đòi hỏi bệnh nhân cần phải nghỉ ngơi tuyệt đối, vì vậy, khuyên bệnh nhân nên nằm viện là tốt nhất.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
Để cho đi là còn mãi
Tháng 4 vừa qua, tại Quảng Ninh, một ca hiến tạng từ người cho chết não, anh Dương Minh Đức, đã trao cơ hội sống mới cho 7 người, trong đó có 2 trường hợp trẻ em. Từ câu chuyện nhân văn của anh Đức, tình yêu thương, sự sẻ chia đã được lan toả rộng khắp, không chỉ tại Quảng Ninh mà còn trong cả nước. Nhiều người, trong có cả Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, đã tự nguyện đăng ký tham gia hiến tạng, để “Cho đi là còn mãi”.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)