Cách nào phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
1. Kiểm soát đường huyết
Bước đầu tiên trong kiểm soát tiểu đường là đầu tư một máy đo đường huyết tốt. Đo mức đường huyết của bạn 4 lần/ngày- khi đói (trước bữa sáng), 2 giờ sau ăn sáng, trước bữa tối và 2 giờ sau bữa tối. Nên đo đường huyết ngay cả vào cuối tuần.
Nếu mức đường huyết thay đổi thất thường và chạm mức 200mg/dL và khó chế ngự, tốt nhất là bạn cần có hành động cần thiết. Ngoài ra, hãy kiểm tra HbA1C 3 tháng 1 lần để có đánh giá tốt hơn về tình trạng đường huyết qua các tháng.
2. Kiểm tra nước tiểu thường xuyên
Bệnh tiểu đường không kiểm soát có thể dẫn tới suy thận mạn vì lượng đường dư thừa trong máu khiến cho thận hoạt động quá tải. Thận cần nỗ lực nhiều hơn để loại bỏ độc tố ra khỏi máu và dần dần, các mạch máu nhỏ sẽ bị tổn thương. Điều này dẫn tới thừa nước và tích trữ muối cùng với rò rỉ protein trong nước tiểu. Protein trong nước tiểu là dấu hiệu khởi phát của tổn thương thận. Vì vậy, hãy xét nghiệm nước tiểu 6 tới 8 tháng một lần.
3. Khám tim mạch
Bệnh tiểu đường theo thời gian sẽ làm cứng các động mạch của tim, não, thận, chân, mắt. Trong khi đó tim cần lưu thông máu tối đa. Thậm chí, nếu bạn không bị các bệnh về tim, bệnh tiểu đường cũng khiến bạn tăng nguy cơ mắc bệnh này. Vì vậy, hãy đi kiểm tra tim mạch thường xuyên.
4. Kiểm tra mắt
Người bệnh tiểu đường có thể bị một loạt các bệnh liên quan tới mắt như đục thủy tinh thể, glôcôm và bệnh võng mạc tiểu đường. Các bệnh mắt do tiểu đường có thể cũng gây mù, vì vậy, hãy cẩn thận và không nên bỏ qua kiểm tra mắt, thậm chí, ngay cả khi thị lực của bạn hiện tại là bình thường.
5. Hiểu rõ hơn về chỉ số đường huyết (GI)
Bệnh nhân tiểu đường nên thận trọng với GI. Hãy nhớ rằng, nói không với carbohydrat không phải là cách thông minh để đối phó với tiểu đường, thay vào đó, bạn cần biết đâu là giải pháp tốt hơn. GI của thực phẩm cho thấy sự gia tăng của đường huyết sau một bữa ăn giàu carbohydrat. Một số thực phẩm giàu carbohydrat có giá trị GI thấp, trung bình và một số có giá trị cao. Do vậy, biết về GI của mỗi loại carbohydrat rất có lợi trong việc kiểm soát sự gia tăng đường huyết.
6. Chăm sóc chân
Nếu bị tiểu đường đã lâu, bạn cần chú ý chăm sóc đôi chân của mình để tránh những vết loét không lành hoặc vết lở loét bất thường. Bạn cần tránh đi giày chật, đi chân trần, cắt móng tránh để móng mọc vào trong, tránh để vết chai sẹo gây nhiễm trùng chân. Nếu bàn chân của bạn có nguy cơ, đi giày vừa chân cũng có thể giúp phòng ngừa các biến chứng.
7. Duy trì tập luyện thường xuyên
Tập luyện, thậm chí chỉ là đi bộ nhanh đơn giản có thể giúp kiểm soát tiểu đường. Nhưng nếu bạn chỉ đơn giản là đi bộ, nó có vẻ không có tác dụng. Tốc độ đi bộ nên là 6km/giờ. Đi bộ buổi sáng được cho là tốt nhất trong kiểm soát tiểu đường và béo phì. Tuy nhiên, bạn có thể lựa chọn các hoạt động khác như tập aerobic.
8. Tư vấn khi cần thiết
Dao động trong hàm lượng đường huyết dẫn tới sự thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin và 5HT. Khi điều này xảy ra, nó khiến cho bạn dễ bị thay đổi tâm trạng và dần dần bị lo âu và trầm cảm. Những thay đổi tâm trạng không kiểm soát được có thể khiến bạn không chăm sóc tốt bản thân. Điều này khiến cho đường huyết bị rối loạn và ảnh hưởng tới chức năng não. Để phòng tránh điều này, hãy đi khám bác sĩ ngay khi phát hiện có điều không ổn.
Giới thiệu Khoa Sức khoẻ Sinh sản
Số điện thoại: 02033.829.572 Địa chỉ liên hệ : Khoa Sức khỏe sinh sản – tầng 3 tòa nhà CDC Quảng Ninh.
Tập huấn về triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025
Nhằm hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025 trên địa bàn tỉnh, ngày 07/03/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác phòng, chống HIV/AIDS tại trung tâm y tế và trạm y tế. Đồng chí Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm dự và khai mạc lớp tập huấn.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Hạ Long
Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trong công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng, từ ngày 5 đến ngày 6/3, tại thành phố Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về "Nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025".
Khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung và đặt dụng cụ tử cung miễn phí tại CDC Quảng Ninh
Thiết thực kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), từ ngày 3 – 7/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Quảng Ninh sẽ tổ chức khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung và đặt dụng cụ tử cung miễn phí cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trên địa bàn thành phố Hạ Long.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đại hội chi bộ Phòng khám – Da liễu – Sức khoẻ sinh sản (ĐBBP Trung tâm Kiểm soát bệnh tật) nhiệm kỳ 2025-2027 thành công tốt đẹp!
Ngày 8/1/2025, Chi bộ Phòng khám – Da liễu – Sức khoẻ sinh sản (PK-DL-SKSS), trực thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027.
Tập huấn, giao ban chuyên môn công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em lần 2 năm 2024
Sáng ngày 12/12, tại TP. Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh tổ chức Tập huấn, giao ban về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (CSSKBMTE) cho hơn 50 học viên là cán bộ phụ trách Khoa Sản, thống kê báo cáo tại các bệnh viện, TTYT trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm dự và khai mạc lớp tập huấn.
Hội thảo tổng kết hoạt động dự án quỹ toàn cầu năm 2024, phương hướng triển khai năm 2025
Ngày 10/12, tại thành phố Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình Hội thảo tổng kết hoạt động dự án quỹ toàn cầu năm 2024, phương hướng triển khai năm 2025. Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025