Cách ngừa viêm phổi do tụ cầu
Tụ cầu vàng có thể xâm nhập vào phổi qua hai đường: hít vào đường hô hấp trên hoặc lây truyền qua đường máu. Viêm phổi do tụ cầu khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn nặng, tỉ lệ tử vong cao.
Tụ cầu vàng có thể xâm nhập vào phổi qua hai đường: hít vào đường hô hấp trên hoặc lây truyền qua đường máu. Viêm phổi do tụ cầu khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn nặng, tỉ lệ tử vong cao.
Những yếu tố nguy cơ gây viêm phổi do tụ cầu
Tụ cầu là vi khuẩn gram dương, tiết ra nhiều độc tố và enzym ngoại bào. Tụ cầu có thể tạo vỏ polyscaccarid chống lại thực bào. Khi có vỏ bọc, vi khuẩn dễ xâm nhập vào máu gây nhiễm khuẩn huyết. Dạng vi khuẩn không có vỏ bọc chủ yếu gây bệnh tại chỗ, nhưng khi vào máu theo đường tiêm truyền thì hay gây sốc nhiễm khuẩn.
![]() Tụ cầu gây viêm phổi nguy hiểm. |
Người mắc bệnh do hai đường: một là hít tụ cầu vào đường hô hấp. Ở những bệnh nhân bị cúm hoặc bị suy giảm miễn dịch, tụ cầu theo dịch tiết đường hô hấp trên bị hút vào phổi. Hai là tụ cầu theo đường máu đến phổi từ ổ nhiễm khuẩn ngoài phổi. Theo cơ chế này, viêm phổi có nhiều ổ, bệnh thường xảy ra sau khi bị mụn nhọt ngoài da, do tiêm chích ma túy, bệnh nhân lọc máu, đặt dụng cụ nội mạch bị nhiễm khuẩn, viêm tắc tĩnh mạch, viêm màng trong tim vùng van ba lá.
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy: do điều kiện sống nghèo khổ, vệ sinh kém cùng việc sử dụng kháng sinh bừa bãi và nằm viện lâu ngày tạo thuận lợi cho sự xâm nhập của tụ cầu gây viêm phổi. Thói quen tự mua kháng sinh để điều trị, không theo chỉ định của bác sĩ vừa không đúng liều lượng, vừa không có hiệu lực với tụ cầu làm cho tụ cầu kháng thuốc.
Dấu hiệu phát hiện bệnh
Bệnh nhân thường trong tình trạng như bệnh cúm, sau vài ngày thấy sốt cao, khó thở, ho dữ dội, suy kiệt nhanh chóng và vô tri vô giác. Các triệu chứng thường gặp là: đau ngực, nhiễm độc, khó thở, hoại tử và hình thành ổ áp-xe. Tụ mủ màng phổi là biến chứng hay gặp nhất làm bệnh tăng nặng. Bệnh thường kèm theo viêm họng dịch rỉ, xuất hiện cùng với nổi ban dạng tinh hồng nhiệt và hậu quả là gây nhiễm độc toàn thân.
Một thể bệnh nữa là viêm phổi tụ cầu thường liên quan đến dịch cúm, sởi, hay gặp ở người mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch, là bệnh gây tử vong cao nhất do viêm phổi ở bệnh nhân đặt nội khí quản. Triệu chứng phụ thuộc vào tuổi và sức khỏe của bệnh nhân. Viêm phổi xảy ra rất nhanh sau nhiễm tụ cầu đường hô hấp trên. Khi biến chứng viêm phổi, triệu chứng của cúm, sởi thường nặng lên. Dấu hiệu phổ biến là sốt cao, mạch nhanh, thở nhanh, ho. Khám thấy rì rào phế nang giảm và nhiều ổ ran nổ. Có thể gặp suy hô hấp, sốc nhiễm khuẩn. Hai biến chứng hay gặp là tràn dịch màng phổi và mủ màng phổi. Tỷ lệ nhiễm khuẩn huyết khoảng 20% các ca bệnh.
Xét nghiệm đờm thấy tụ cầu khuẩn. Chụp Xquang phổi thấy hình ảnh nhiều ổ viêm phổi dạng tròn, kích thước không đều, không đối xứng hai bên phổi. Phân lập được tụ cầu ở máu, đờm, dịch màng phổi…
Hình ảnh nhiều ổ viêm phổi dạng tròn trong bệnh viêm phổi tụ cầu trên phim Xquang. |
Lưu ý trong điều trị và phòng bệnh
Viêm phổi tụ cầu là một bệnh nặng, tỷ lệ tử vong cao. Điều trị đòi hỏi phải hồi sức tích cực và dùng kháng sinh có hiệu lực với vi khuẩn. Hiện nay, do tụ cầu thường kháng với thuốc penicilin do chúng sinh ra men penixilinaza. Vì thế các thuốc kháng sinh phải chống lại được men này mới được dùng để diệt tụ cầu. Tốt nhất là sử dụng thuốc theo kháng sinh đồ. Các thuốc thường được dùng là: cephalosporin thế hệ thứ 3. Thời gian dùng kháng sinh thường kéo dài 4 tuần. Trường hợp nặng có thể dùng thuốc imipenem, gentamyxin, nhất là khi có nhiễm khuẩn huyết.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Ngày 16/2/2025, Trung tâm Y tế huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai xác nhận một trường lên cơn dại và tử vong sau khi bị chó cắn từ…2 năm trước. Thông tin này khiến không ít người dân hoang mang vì khoảng thời gian từ khi bị chó cắn đến khi phát bệnh dài tới 2 năm. Tuy nhiên, về mặt y khoa cũng như thực tiễn, điều này hoàn toàn có thể xảy ra.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025