Cách nhận diện rau, quả nhiễm độc
Chôm chôm, thanh long
Theo ông Lý Tấn Phương, Chủ tịch Hội Nông dân xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, có một cách rất đơn giản giúp người tiêu dùng có thể nhận ra trái chôm chôm có chứa chất kích thích tăng trưởng. Cụ thể, trước khi mua hãy xin người bán tách thử một trái. Nếu có chứa thuốc kích thích tăng trưởng, lập tức một lượng nước lớn sẽ chảy ra ngay khi chôm chôm được tách đôi. Lớp cơm bên trong thì vừa mềm vừa mỏng. Đó là vì chưa đến ngày thu hoạch, trái còn non, lớp cơm chưa phát triển đủ đã bị chủ vườn xịt thuốc tăng trưởng kích thích chín sớm (thường được kích thích chín sớm đến 10 ngày).
Ngoài ra, nếu bạn quan sát thấy chôm chôm rất nhanh héo (chỉ khoảng nửa ngày trong nhiệt độ thường và 1 ngày ở nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh) thì chắc chắn đã bị thừa đạm, không nên tiếp tục ăn. Với những trái chôm chôm có những vết đen trên vỏ người mua cũng không nên chọn vì những trái đó bị bệnh phấn trắng, đã được xử lý bởi thuốc trừ sâu nhưng không tiêu diệt hết. Ngược lại, chôm chôm được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn sẽ cho trái đẹp, màu tươi, râu dày và cứng, phần cơm bên trong dày, chắc, giòn ngọt, không chảy nước.
Vì lợi nhuận, vì không được kiểm soát chặt chẽ, người trồng trọt lẫn người bán đã phun, ướp, tiêm vào rau, quả một lượng hóa chất lớn. |
Ông Nguyễn Hữu Tài, Phó chủ nhiệm HTX Dương Xuân, huyện Châu Thành, tỉnh Long An cũng chia sẻ kinh nghiệm chọn thanh long ngon, chất lượng với người tiêu dùng: Không nên mua trái quá to có trọng lượng từ 1,2 kg trở lên mà chỉ nên mua trái có trọng lượng trung bình từ khoảng 700g – 1 kg. Vì trái quá to là phần nhiều đã được nhà vườn phun thuốc kích thích tăng trưởng. Với những trái này, khi xẻ ra, cơm bên trong xốp như mộng dừa, ăn có vị nhạt nhẽo, vỏ rất dày.
Xoài
Đại diện hợp tác xã xoài cát Hòa Lộc, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang cho biết: hiện nay tình trạng trái xoài chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật là khá phổ biến. Cách nhận diện cũng không quá khó: người tiêu dùng nên quan sát kỹ trước khi mua, cảnh giác với những mảng bám màu trắng trên vỏ trái. Nguyên nhân là do trước khi thu hoạch xoài bị bệnh nấm, nhà vườn xử lý bằng thuốc bảo vệ thực vật nhưng không làm đúng quy trình, vừa xử lý xong đã mang đi bán.
Nhãn
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Phong, Trưởng bộ môn sau thu hoạch của Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam, lưu huỳnh là một trong những chất bảo quản thường được dùng đối với nhãn. Cách để phân biệt nhãn tự nhiên và nhãn sử dụng chất bảo quản rất dễ: Nhãn có sử dụng chất bảo quản sẽ cho vỏ trắng sạch (đối với nhãn da bò sẽ không còn màu da bò), da láng bóng (mất lớp phấn tự nhiên) nhưng có vẻ hơi khô, cuống khô; khi ngửi hoặc ăn có mùi hăng hắc. Tốt nhất người mua nên chọn nhãn có vỏ sần và cuống còn tươi. Những trái có đốm hay vết nhện giăng cũng không sao vì chứng tỏ loại nhãn đó không được chủ vườn phun thuốc trừ sâu trước khi hái và người bán cũng không dùng hóa chất để bảo quản.
Mít chín
Dấu hiệu đầu tiên để “cảnh giác” là mít chưa già (gai bên ngoài nhọn, dày đặc và có màu xanh tươi), trong khi bên trong múi đã chín. Chỗ gần cuống trái mít (chỗ tiêm thuốc kích thích) bị nhũn thối trong khi phần dưới trái vừa chín tới chứng tỏ trái mít đó đã được dùng chất kích thích để làm chín. Người tiêu dùng chỉ nên mua múi mít được lấy ra từ trái chín tự nhiên với đặc điểm: có gai nở to, màu xanh vàng xam xám, chín đều từ cuống đến đít trái.
Rau
Theo bà Nguyễn Thị Giỏi, Chi hội trưởng Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Quý Tây, huyện Bình Chánh, TP.HCM – người đã nhiều năm giữ vai trò tổ trưởng tổ rau sạch ở địa phương này, rau có chứa dư lượng đạm, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng sẽ có các đặc điểm như mượt, bóng, cành bẹ dày đặc, mập to, nhiều đọt non đâm lên tua tủa, sạch đẹp đến nỗi không thấy vằn vện của sâu bọ (dấu hiệu này thể hiện rõ trên các loại rau ăn lá như cải, dền, rau muống…), màu xanh đậm… Người mua nên chọn rau có màu nhạt, không mượt, bóng; bẹ cành thưa thớt, trông vừa thô vừa cứng, có dấu sâu non bò, lá có nhiều lỗ nhỏ li ti. Khi ăn, loại rau này cho vị đậm đà nhưng hơi cứng; thời gian bảo quản dài, có thể để được 4 – 5 ngày trong tủ lạnh mà không bị dập úng.
Đậu
Loại đậu này quả bóng nhẫy, ít lông tơ và có màu xanh đậm. Ngoài ra, nếu trái không hề có một dấu vết sâu bệnh nào chứng tỏ đậu đã được phun thuốc trừ bệnh trước khi thu hoạch mà không đảm bảo thời gian cách ly. Thậm chí, có nơi còn phun hóa chất kéo dài độ tươi bóng sáng cho đậu. Đặc điểm nhận diện này được cho là đúng trên nhiều loại đậu như đậu đũa, cô ve, Hà Lan…
Đặc biệt, với giá đỗ, người mua không nên chọn loại mầm to, trắng, giòn và ít rễ vì loại này có nguy cơ “ngậm” hóa chất rất cao..
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Điểm danh những thực phẩm dễ bị nấm mốc gây độc tố nguy hiểm trong ngày Tết
Các loại thực phẩm ngày tết do quá trình chế biến, bảo quản trong thời gian dài, bị mất an toàn vệ sinh thực phẩm nên rất dễ bị nhiễm nấm mốc. Nếu người tiêu dùng không cảnh giác ăn phải các loại thực phẩm này dễ bị ngộ độc.
Mẹo chọn thực phẩm an toàn ngày Tết
Người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm có nguồn gốc uy tín, an toàn; có ngày tháng sản xuất, thời gian sử dụng, cách bảo quản, chế biến và thành phần chính trong thực phẩm...
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030
- Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024