Cách sơ cứu các vết thương trên mặt
Dưới đây là cách xử lý một số vết thương trên mặt:
Vết thương ở mắt:
Mắt có cấu trúc mỏng manh, vì thế các thương tổn của mắt rất nghiêm trọng. Nếu xử trí không đúng, có thể dẫn đến tình trạng mù lòa.
Các nguyên nhân thông thường:
Các dị vật, hóa chất và bụi thổi vào hoặc bị ma sát với mắt có thể làm trầy xước bề mặt của mắt.
Các dấu hiệu và triệu chứng
- Thấy được dị vật trong mắt.
- Các dấu hiệu và triệu chứng khác bao gồm: đỏ mắt, cảm giác nóng rát, đau, nhức đầu và chảy nước mắt.
Cách sơ cứu vết thương mắt:
- Thật cẩn thận và nhẹ nhàng khi sờ chạm vào mắt.
- Rửa tay nếu có thể trước khi chăm sóc vết thương ở mắt.
Nếu không thể làm trôi dị vật ra khỏi bề mặt của mắt hoặc mí mắt, hãy băng lỏng xung quanh cả hai mắt.
- Đối với các trường hợp bỏng hóa chất, hãy rửa sạch mắt bị tổn thương liên tục dưới vòi nước, hướng từ mũi ra phía ngoài.
- Nếu không thể làm trôi dị vật ra khỏi bề mặt của mắt hoặc mí mắt, hãy băng lỏng xung quanh cả hai mắt hoặc dùng băng vết thương băng lên hai mắt. Cần băng cả hai mắt lại vì sự chuyển động của một bên mắt ảnh hưởng đến bên mắt còn lại.
- Nếu bị một vật ghim vào hoặc nằm trong nhãn cầu, không nên cố lấy ra. Úp một ly giấy lên vết thương mắt. Sau đó băng hai mắt lại.
Nếu bị một vật ghim vào hoặc nằm trong nhãn cầu, không nên cố lấy ra. Úp một ly giấy lên vết thương mắt. Sau đó băng hai mắt lại.
- Hãy trấn an nạn nhân vì nạn nhân sẽ sợ hãi khi bị băng hai mắt lại.
- Gọi điện nhờ trợ giúp y tế.
- Nếu nạn nhân bị bất tỉnh, hãy khép 2 mi mắt lại để giữ cho nhãn cầu (tròng mắt) tránh bị khô.
Vết thương mũi:
Các nguyên nhân gây chảy máu mũi bao gồm: tổn thương liên quan đến vùng đầu, cổ hoặc lưng, tình trạng tăng huyết áp vận động thể lực mạnh, cảm lạnh, thay đổi vĩ tuyến (độ cao) và các thay đổi về thời tiết.
Tình trạng chảy máu mũi (chảy máu cam) nghiêm trọng có thể làm nạn nhân sợ hãi.
Sơ cứu vết thương mũi:
- Nếu nghi ngờ đầu, cổ hoặc lưng bị chấn thương, đừng cố gắng cầm chảy máu mũi, vì điều này chỉ làm tăng thêm áp suất lên các thương tổn của mô mềm. Thay vào đó, giữ yên nạn nhân như khi bạn phát hiện và cố định đầu và cổ nạn nhân.
- Nếu không nghi ngờ có chấn thương ở đầu cổ hoặc lưng, hãy cố gắng cầm máu. Giúp nạn nhân ngồi xuống và hơi cúi đầu về phía trước, cằm hướng về phía lồng ngực. Sau đó kẹp kín mũi lại.
Các vấn đề về mũi và tai:
Trẻ con thường nhét đồ vật vào tai và mũi. Bạn có thể cố gắng làm côn trùng nổi lên, đẩy chúng ra khỏi tai bằng nước ấm. Nếu dị vật không di chuyển, đừng cố đẩy nó lên, hãy đưa trẻ đi bác sĩ khám. Và không bao giờ dùng các dụng cụ sắc nhọn cố gắp dị vật ra khỏi tai hoặc mũi.
Trong trường hợp thủng màng nhĩ, cần băng nhẹ tai lại nhằm tránh nhiễm trùng. Tránh bơi lội hoặc chơi các môn thể thao dưới nước cho đến khi màng nhĩ lành.
Một số sai lầm của các phụ huynh khi xử lý chảy máu cam cho trẻ là hay bảo trẻ ngửa mặt lên trần nhà để máu đừng chảy ra nhiều, nhét bông gòn hay khăn giấy vào mũi... Cách đúng là đừng ngửa mặt lên, cứ để máu chảy ra tự nhiên rồi sẽ tự ngưng (thông thường đối với trường hợp chảy máu cam thì máu sẽ không chảy nhiều lắm). Vì khi ngửa mặt lên thì máu sẽ chảy xuống bụng... nếu trẻ không tiêu được thì sẽ nôn ói ra máu, lúc này thì bác sĩ thăm khám sẽ gặp khó khăn vì khó xác định nguyên nhân là do chảy máu cam hay xuất huyết bên trong vùng bụng (!) và có thể sẽ cần đến nội soi để tìm nguyên nhân chính xác. Như vậy sẽ làm việc chẩn đoán của bác sĩ thêm phức tạp.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.