Cách tốt nhất để lưu trữ thực phẩm trong tủ lạnh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bảo quản thực phẩm đảm bảo chúng vẫn giữ được lâu nhất độ tươi ngon và chất dinh dưỡng không phải là điều dễ dàng. Nhiều người khi đi chợ còn không biết chính xác trong tủ lạnh nhà mình còn thức ăn gì hay mắc thói quen thích mua sắm, mua một lần dùng hàng tuần. Những thói quen xấu này đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì sức khỏe cho những người trong gia đình.
Việc sắp xếp thực phẩm trong tủ lạnh không đúng chỗ còn làm giảm tuổi thọ và mất chất dinh dưỡng của sản phẩm. Ví dụ như khi bỏ trái cây lẫn với rau, khi chín trái cây sẽ sinh ra khí ethylene, làm cho các loại rau xung quanh dễ bị phân hủy hơn bình thường, hoa quả đặt cạnh cũng sẽ chín nhanh hơn.
Tủ lạnh ngày nay được sản xuất ngày càng tiện nghi và hiện đại với những ngăn chứa thực phẩm riêng biệt. Cần tuân thủ đúng chức năng của ngăn kéo tủ lạnh như ngăn để rau, đồ uống, đồ chín, thức ăn sống, hay ngăn để hoa quả.... Nhưng hơn hết vẫn cần một bà nội trợ hiểu biết, có cách sắp xếp khoa học, hợp lý. Có như vậy mới đảm bảo thức ăn được tươi ngon, không mất chất dinh dưỡng.
Dưới đây là một số quy định về lưu trữ các thực phẩm thông dụng hàng ngày:
Đối với rau
Cà rốt: Nên để lại 1 ít cọng xanh sau khi mua về, sau đó cất trong 1 túi hút chân không, để ngăn mát.
Ngô: Nên giữ cả lớp vỏ bên ngoài, khi ăn mới bóc bỏ. Ngô không nên tích trữ quá lâu, tối đa là 1 ngày, nếu lâu hơn ngô sẽ bị mất vị ngọt và chất dinh dưỡng, kể cả khi được để trong tủ lạnh.
Dưa chuột: Các nhà nghiên cứu của Trường đại học California đã xác định, dưa chuột rất nhạy cảm với nhiệt độ từ 10 độ C trở xuống, nên cách tốt nhất để bảo quản dưa chuột là đế ở nhiệt độ phòng.
Rau ăn lá: Đừng bao giờ rửa sẵn rau, chỉ rửa khi bạn chuẩn bị nấu chúng mà thôi, bởi nếu bạn bổ sung độ ẩm cho lá rau sẽ làm rau hỏng nhanh hơn. Trước khi cất trữ rau, bạn cần loại bỏ những lá bị hỏng, thối, sau đó bọc vào một tờ giấy mềm và cất vào hộp hoặc túi, rồi mới đặt vào tủ lạnh. Nên đặt rau ở ngăn dưới cùng của tủ lạnh, chỗ có không khí lạnh, ẩm, nhưng không gần ngăn đông.
Nấm: Khi mua nấm từ các cửa hàng về có thể cất vào những chiếc hộp kín, không được rửa. Nấm nếu bảo quản tốt có thể để được 1 tuần, sau thời gian này nấm sẽ xuất hiện nhớt, lúc đó cần vứt bỏ ngay để tránh bị nhiễm độc.
Hành tây: Hành tây không cần phải cất trong tủ lạnh, có thể để ở nơi khô ráo với nhiệt độ phòng, hành tây để được từ 1-2 tuần.
Hoa lơ: nên để trong một túi nhựa ở phần thấp nhất của tủ lạnh.
Khoai tây: Khoai tây ưa những nơi khô ráo, thoáng mát và tối. Chỉ cần để khoai tây vào một bao giấy, thùng gỗ hoặc sàn nhà ở tầng hầm, chúng có thể để được vài tuần.
Bí: Vào mùa đông, không cần để bí trong tủ lạnh, cứ để ở nhiệt độ phòng là đủ.
Đối với trái cây:
Táo: Táo có thể giữ đến 3 tuần trong tủ lạnh.
Bơ: Nếu quả bơ chưa chín nên để ở ngoài một vài ngày cho tới khi chín rồi mới cho vào tủ lạnh. Nếu muốn bơ nhanh chín hơn, hãy cho bơ vào một túi giấy cùng với vài quả táo hoặc 1 quả chuối. Khí ethylene trong táo hoặc chuối sẽ đẩy nhanh tốc độ chín của quả bơ.
Chuối: Chuối có thể đế ở ngoài tủ lạnh đến 5 ngày.
Trái cây có múi (cam, bưởi): Hầu hết các loại trái cây họ cam quýt có thể được bảo quản ở nhiệt độ phòng nhưng để đảm bảo độ tươi, ngon, có thể bảo quản trong tủ lạnh.
Nho: Theo các nhà sản xuất nho mua về không nên rửa, cách bảo quản tốt nhất là để vào một cái bát, bọc màng nhựa, có chọc lỗ phía trên rồi để vào tủ lạnh.
Lê: Khi lê chưa chín, có thể để bên ngoài ở nhiệt độ phòng từ 3-5 ngày, lê sẽ chín từ từ, từ trong ra ngoài. Muốn làm chậm quá trình chín của quả hãy cho lê vào tủ lạnh.
Cà chua: Tốt nhất nên bảo quản cà chua ở nhiệt độ phòng, tránh xa ánh nắng mặt trời, có thể để được một vài ngày tùy thuộc vào độ chín của cà chua. Nếu cà chua chín cũng nên cho vào tủ lạnh để dùng được lâu hơn.
Những loại rau gia vị
Bình thường, những loại rau gia vị có thân mềm, như rau mùi, hay rau có nhiều mùi thơm như rau thơm, rau húng, cách bảo quản tôt nhất là giữ chúng trong những cốc nước nhỏ, thay nước mỗi 2 ngày. Điều này sẽ giúp rau tươi ngon khi sử dụng. Nếu không có điều kiện làm như vây có thể đặt chúng trong một chiếc khăn ẩm, cho vào bao nhựa bọc kín có thể trữ được rất lâu.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025