Cải thiện hấp thu để trẻ nhỏ tăng trưởng tốt
Tỷ lệ trẻ rối loạn tiêu hóa rất hay gặp ở trẻ dưới 5 tuổi như tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống, đặc biệt ở nhóm tuổi nhũ nhi (từ 1 tháng đến 1 năm). Chúng ta điều biết rằng suy dinh dưỡng là hậu quả của sự nghèo đói và thiếu hiểu biết về dinh dưỡng. Câu hỏi đặt ra là tại sao ở những thành phố lớn, điều kiện kinh tế đã tốt lên rất nhiều mà tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng vẫn còn tương đối cao. Qua các bệnh nhân đến khám tại Khoa Khám tư vấn trẻ em - Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy nguyên nhân chủ yếu không phải do điều kiện kinh tế mà do các bé được nuôi dưỡng chưa thật đúng cách, do đó, bé không nhận được chế độ ăn cung cấp đủ nhu cầu theo lứa tuổi cũng như những thức ăn dễ hấp thu theo lứa tuổi, hoặc trên những trẻ biếng ăn không được cho ăn tăng cường cũng khiến trẻ nhanh chóng dẫn đến suy dinh dưỡng. Nhưng thực tế lâm sàng cũng cho thấy rằng có những trẻ chịu ăn và được cho ăn đúng cách nhưng vẫn không lên cân tốt. Tại sao vậy? Đó là do ở một số trẻ nhỏ, chức năng tiêu hóa chưa thật hoàn chỉnh dẫn đến thức ăn đưa vào chỉ được hấp thu một phần nhỏ.
![Cải thiện hấp thu để trẻ nhỏ tăng trưởng tốt 1 Cải thiện hấp thu để trẻ nhỏ tăng trưởng tốt 1](http://skds3.vcmedia.vn/JRGSJiLd3e5GsxdM0P2pqg65KoKccc/Image/2013/03/0301/Cham-soc-dinh-duong-tot-de-tre-phat-trien-a858d.jpg)
Quan tâm chăm sóc dinh dưỡng tốt để trẻ phát triển.
Vậy làm thế nào để tăng cường khả năng hấp thu cho bé?
Trước hết, phải đảm bảo cho bé ăn đủ nhu cầu năng lượng theo lứa tuổi (trẻ em 3 tháng đến dưới 6 tháng tuổi, nhu cầu năng lượng là 620kcalo/ngày; trẻ em 6-12 tháng, nhu cầu là 820kcalo/ngày; trẻ 1 - 3 tuổi là 1.300kcal/ngày; trẻ 4-6 tuổi là 1.600 kcal/ngày - Theo 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Viện Dinh dưỡng) cân đối về đạm, chất béo, chất bột đường cũng như các vitamin (vitamin nhóm B, C, A), khoáng chất quan trọng (Ca, Fe) và đúng loại thức ăn phù hợp theo lứa tuổi của bé: dưới 6 tháng nên bú sữa mẹ, sau 6 tháng bắt đầu ăn thêm bột, trên 12 tháng ăn cháo và trên 24 tháng mới nên bắt đầu tập ăn cơm cho trẻ. Đặc biệt, một số trẻ có thói quen thích ăn bột, cháo lâu hơn thì vẫn nên duy trì cho bé hình thức ăn đó, không cần quá nôn nóng cho trẻ ăn đồ cứng sớm, vì điều quan trọng là thành phần bữa ăn và lượng ăn của trẻ chứ không phải hình thức bữa ăn là bột hay cháo, cơm, không những thế, ở những trẻ đang bị suy dinh dưỡng, cần phục hồi dinh dưỡng thì chế độ ăn xay kỹ, nhừ càng dễ tiêu hóa, hấp thu.
Ngoài những yếu tố sai lầm trong cách cho trẻ ăn uống, một lý do khác khiến trẻ hay gặp rối loạn tiêu hóa là vì thời kỳ trẻ dưới 5 tuổi có nhu cầu sinh lý phát triển rất cao nhưng các bộ máy cơ thể, chức năng sinh lý vẫn chưa hoàn thiện tốt, đặc biệt, trẻ dễ bị tiêu chảy vào thời kỳ bắt đầu ăn dặm nếu không thực hiện đúng các chu trình bảo đảm vệ sinh thực phẩm.
Do vậy, đối với trẻ nhỏ (đặc biệt những trẻ thường có rối loạn tiêu hóa, tăng cân chậm, hấp thu kém) thì việc điều chỉnh hệ vi sinh đường tiêu hóa, bổ sung một số loại vitamin và khoáng chất quan trọng là cần thiết.
Các thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ (các loại rau, củ) cũng có hiệu quả tốt đối với cơ thể nhờ kích thích một cách chọn lọc sự phát triển và sự hoạt động của một hay một số ít các vi khuẩn ở đại tràng và do vậy, cải thiện được sức khỏe một cách rõ rệt.
Những nghiên cứu đã cho thấy, đặc biệt ở trẻ tuổi ăn dặm, sự kết hợp giữa việc bổ sung các thức ăn có chất xơ như rau, củ giúp tăng khả năng tồn tại của những vi khuẩn có ích sống ở phần trên của ống tiêu hóa dạ dày ruột, nhờ vậy làm tăng hiệu quả của chúng ở ruột già. Do vậy, cùng với bổ sung các vi khuẩn đường ruột có ích, việc ăn rau củ hàng ngày trong khẩu phần của trẻ tuổi bắt đầu ăn dặm với hàm lượng cân đối theo lứa tuổi là rất cần thiết.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời trước khi thai kỳ đạt đủ 37 tuần tuổi, và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, và trong số đó, khoảng 1 triệu trẻ tử vong do các biến chứng liên quan đến sinh non. Trẻ sinh non không chỉ đối mặt với những thách thức tức thời về sức khỏe mà còn phải chịu ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
Bộ Y tế cho biết, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam (18,9‰) cao gấp 2,4 lần Thái Lan (8‰- nguồn UNICEF), mặt khác, việc thực hiện các can thiệp chuyên môn nhằm giảm tử vong trẻ sơ sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có chiều hướng giảm.
Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc cho trẻ khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng không phải tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng nhưng các vết loét do nhiệt miệng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống. Do vậy, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.
Chảy máu cam ở trẻ: Khi nào cần lo lắng?
Trong mùa hè, rất nhiều trẻ bị chảy máu cam do khô mũi vì nằm điều hòa liên tục. Tuy nhiên, nhiều người xử lý sai cách, như nhét dị vật vào mũi trẻ, bắt trẻ ngửa cao đầu...
Mùa hè cho trẻ đi bơi cần cảnh giác nguy cơ lây nhiễm bệnh
Thời tiết nóng nhiều gia đình cho trẻ đi bơi lội tại các bể bơi công cộng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.