Cần phải làm gì khi trẻ sốt không rõ nguyên nhân?
Trẻ sốt không rõ nguyên nhân là tình trạng khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Hơn nữa, khi không tìm ra được nguyên nhân gây bệnh sẽ khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả. Vậy khi trẻ sốt không rõ nguyên nhân, cha mẹ nên làm gì?
1. Trẻ sốt không rõ nguyên nhân có nguy hiểm không?
Hiện tượng sốt đơn thuần là một phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm mục đích phản ứng lại các tác nhân gây tổn thương tới cơ thể con người như các loại virus, vi khuẩn hay các tác nhân vật lý, hóa học khác.
Mặc dù sốt khiến cho trẻ khó chịu nhưng có vai trò thiết yếu trong việc chống lại nhiễm trùng. Vì vậy, đối với trẻ có thể trạng khoẻ mạnh, khi bị sốt thường không nguy hiểm và không quá lo ngại.
Tuy nhiên, sốt làm làm tăng tỷ lệ chuyển hóa và hoạt động của hệ thống hô hấp và tuần hoàn nên có thể gây bất lợi cho những trẻ bị suy hô hấp, tuần hoàn hay thần kinh. Sốt là chất xúc tác dẫn tới tình trạng co giật ở trẻ em, nên cha mẹ cần lưu ý nhiệt độ cơ thể của con, khi nhiệt độ cơ thể trẻ sốt trên 38,5 độ C, cần cho trẻ dùng hạ sốt.
Sốt có vai trò thiết yếu trong việc chống lại nhiễm trùng, thông thường sốt không quá nguy hiểm (Ảnh: Internet)
2. Những nguyên nhân có thể gây sốt cho trẻ
Trẻ bị sốt do rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn:
- Do bệnh lý
Nhiều bệnh lý ở trẻ có thể gây ra tình trạng sốt, đặc biệt các bệnh nhiễm trùng. Có thể kể đến các bệnh trẻ dễ mắc phải và bị sốt như cảm lạnh, cảm cúm, sốt xuất huyết, sởi, viêm màng não, nhiễm trùng máu, sốt virus, ...
- Do tác nhân bên ngoài
Một số trường hợp trẻ có thể bị sốt do các nguyên nhân khác như tiêm chủng, trẻ mọc răng, sốt do cảm lạnh, cảm nắng thông thường hoặc cũng có trường hợp trẻ sốt do mặc quá nhiều quần áo gây nóng cơ thể, …
Có một vài trường hợp thường bị sốt không rõ nguyên nhân. Để đảm bảo sức khoẻ và điều trị đúng cách, giúp trẻ nhanh hồi phục, cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
3. Cần phải làm gì khi trẻ sốt không rõ nguyên nhân?
Khi trẻ sốt dù biết chính xác nguyên nhân hoặc không rõ nguyên nhân thì việc hạ sốt cho trẻ là điều cần thiết. Để giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng và an toàn, cha mẹ nên lưu ý một số vấn đề:
- Cho trẻ uống nhiều nước: Khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên bổ sung nước hoặc điện giải cho trẻ để bù lại lượng nước đã mất do nhiệt độ cơ thể nóng lên. Với trẻ sơ sinh mẹ có thể tăng thời gian bú và tăng cữ bú cho bé.
- Thay quần áo thoáng mát cho trẻ: Khi trẻ bị sốt, không nên mặc quá ấm cho trẻ vì sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng cao. Lúc này, cha mẹ nên mặc cho trẻ những bộ quần áo thoáng mát.
- Sử dụng thuốc hạ sốt: Trường hợp trẻ sốt với nhiệt độ từ 38,5⁰C trở lên thì cha mẹ cần cho trẻ sử dụng thuốc hạ sốt hoặc sử dụng viên đặt hậu môn nếu trẻ không thể uống. Để tránh tác dụng phụ và đảm bảo sức khoẻ cho trẻ, cha mẹ nên dùng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Chườm ấm cơ thể: Một trong những biện pháp giúp hạ sốt tự nhiên cho trẻ đó là sử dụng nước ấm để lau tại một số vị trí trên cơ thể như hõm nách, chán, bẹn, … Khi chườm cho trẻ, nên lựa chọn không gian kín, tránh gió, đảm bảo trẻ không bị lạnh.
Khi trẻ bị sốt dưới 38,5 độ C nên áp dụng các biện pháp hạ sốt tự nhiên như chườm ấm, mặc quần áo thoáng mát cho trẻ (Ảnh: Internet)
4. Nên cho trẻ ăn gì khi trẻ sốt không rõ nguyên nhân
Chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp trẻ bị sốt nhanh hồi phục hơn. Vì vậy, cha mẹ cần chú trọng đến bữa ăn hàng ngày của con, cụ thể:
- Với trẻ sơ sinh cần cho trẻ bú nhiều hơn. Đồng thời người mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, chất xơ, protein, … để bổ sung dưỡng chất cho con qua đường sữa mẹ.
- Đối với trẻ đã ăn dặm và trẻ lớn hơn, cha mẹ nên chú ý việc bổ sung cho trẻ các thực phẩm giàu protein, ít chất béo như trứng, sữa, … Nên cho trẻ sử dụng thức ăn dạng súp, cháo, ngũ cốc các loại thực phẩm dễ tiêu hóa. Bổ sung cho trẻ nhiều các loại hoa quả giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi để tăng đề kháng. Không nên cho trẻ sử dụng các đồ ăn nhanh, cay nóng, khó tiêu.
5. Trẻ sốt không rõ nguyên nhân khi nào cần đi bác sĩ?
Trẻ sốt bị sốt kéo dài trên 2 ngày không thuyên giảm, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám kịp thời (Ảnh: Internet)
Trẻ nhỏ bị sốt là hiện tượng không hiếm gặp và thông thường không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu việc xử lý trẻ sốt tại nhà không hiệu quả. Đồng thời trẻ xuất hiện nhưng biểu hiện sau đây cha mẹ cần cho trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời:
- Trẻ có biểu hiện sốt cao trên 40⁰C liên tục (Đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu sốt ở nhiệt độ 38,5⁰C) sử dụng thuốc hạ sốt nhưng không hạ
- Trẻ sốt kéo dài liên tục quá 72h đồng hồ (Nếu quá 24h với trẻ dưới 2 tuổi)
- Trẻ sốt kèm theo các biểu hiện bất thường khác như: cứng cổ, đau tai, nổi ban, co giật, …
- Trẻ sốt đi sốt lại, không thể ăn uống, quấy khóc không ngừng, người mệt lừ đừ, …
Nhìn chung, trẻ sốt không rõ nguyên nhân nên được đưa đến bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng những trẻ bị suy hô hấp, tuần hoàn và thần kinh, đặc biệt những trẻ có tiền sử bị co giật nên thận trọng khi sốt quá cao.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời trước khi thai kỳ đạt đủ 37 tuần tuổi, và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, và trong số đó, khoảng 1 triệu trẻ tử vong do các biến chứng liên quan đến sinh non. Trẻ sinh non không chỉ đối mặt với những thách thức tức thời về sức khỏe mà còn phải chịu ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
Bộ Y tế cho biết, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam (18,9‰) cao gấp 2,4 lần Thái Lan (8‰- nguồn UNICEF), mặt khác, việc thực hiện các can thiệp chuyên môn nhằm giảm tử vong trẻ sơ sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có chiều hướng giảm.
Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc cho trẻ khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng không phải tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng nhưng các vết loét do nhiệt miệng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống. Do vậy, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.
Chảy máu cam ở trẻ: Khi nào cần lo lắng?
Trong mùa hè, rất nhiều trẻ bị chảy máu cam do khô mũi vì nằm điều hòa liên tục. Tuy nhiên, nhiều người xử lý sai cách, như nhét dị vật vào mũi trẻ, bắt trẻ ngửa cao đầu...
Mùa hè cho trẻ đi bơi cần cảnh giác nguy cơ lây nhiễm bệnh
Thời tiết nóng nhiều gia đình cho trẻ đi bơi lội tại các bể bơi công cộng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025