Cẩn trọng nhiễm khuẩn khi ăn thịt
Các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu, chủng loại và nguồn gốc những nhân tố gây bệnh gây thiệt hại xã hội lớn nhất – xét về khía cạnh chi phí điều trị bệnh, số ngày lao động nghỉ ốm vì lý do bệnh mạn tính hoặc tang lễ. Kết quả, thịt – chính xác hơn là những vi sinh vật ký sinh trên sản phẩm chiếm vị trí số Một, bảng xếp hạng. Lần đầu tiên các nhà nghiên cứu đã sử dụng số liệu thống kê về các trường hợp ngộ độc thức ăn thu thập được trên toàn lãnh thổ nước Mỹ. Họ làm công việc này để xác định chính xác số liệu, không chỉ về những nhân tố gây bệnh (vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng), mà cả những thực phẩm đóng vai trò trung gian nuôi mầm bệnh.
- Về ngộ độc thực phẩm, chúng ta thường nghĩ đến sự cố gì đó không nguy hiểm, sự cố trong trường hợp xấu nhất cũng chỉ gây ra tình trạng tiêu chảy và một ngày buộc phải “bóp mồm, bóp miệng” – chuyên gia dinh dưỡng, GS Glenn Morris, giám đốc Viện nghiên cứu Các nhân tố gây bệnh (Đại học Florida) đồng tác giả công trình nghiên cứu bình luận. – Trong khi nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra một cách thuyết phục rằng, trong thực tế chúng ta đối mặt với những bệnh gây ra những triệu chứng nghiêm trọng hơn nhiều, không hiếm trường hợp dẫn đến tử vong. Đối với ngành y tế, ngộ độc thức ăn trở thành gánh nặng lớn hơn nhiều so với mọi người vẫn nghĩ – GS Morris nhấn mạnh.
Thủ phạm gây ra tình trạng ngộ độc dẫn đến những hậu quả kinh tế nghiêm trọng là Campylobacter pylori. Thịt gia cầm là nơi trú chân ưa thích của vi khuẩn này.Tại Mỹ trung bình mỗi năm có 600 ngàn người là nạn nhân ngộ độc do Campylobacter pylori gây ra đồng nghĩa với 1,3 tỷ USD chi phí xã hội. Vị trí gây tổn thất xã hội thứ hai thuốc về ký sinh trùng Toksoplasmoza chủ yếu bị nhiễm do ăn thịt lợn, đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ trong thời gian mang thai. Mức thiệt hại: 1,2 tỷ USD. So với vi khuẩn thông thường loại Salmonella, số người nhiễm Toksoplasmoza không nhiều – tuy nhiên nếu nạn nhân là phụ nữ có thai, hậu quả nhiễm bệnh có thể sẽ là những khuyết tật phôi thai bẩm sinh rất khó chữa trị hoặc sảy thai. Với 1,1 tỷ USD/năm, Listeria chủ yếu ký sinh trên những sản phẩm chế biến từ thịt ôi thiu gây tổn thất thứ thứ ba.
Như kết quả nghiên cứu, mười loại vi trùng gây bệnh nguy hiểm nhất thâm nhập vào cơ thể con người qua trung gian thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ mỗi năm trên 8 tỷ USD. Salmonella vẫn là thủ phạm gây số ca mắc bệnh nhiều nhất. Ngoài thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm và các sản phẩm chế biến từ thịt, khuẩn Salmonella còn ký sính trên trứng gà và nhiều mặt hàng thực phẩm khác. Cùng nhiều nhà khoa học khác, GS Morris đã nhấn mạnh kiến nghị rút ra từ bản tường trình, theo đó Bộ Nông nghiệp Mỹ và Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Thuốc chữa bệnh (FDA) cần khẩn trương soạn thảo chiến lược nhằm giảm thiểu tình trạng thực phẩm nhiễm khuẩn Salmonella như hiện nay.
Các cơ quan chức năng ước tính, mỗi năm trung bình cứ sáu công dân Mỹ có một ngộ độc thực phẩm. Đa số trải nghiệm duy nhất những triệu chứng nhẹ và có thể tự xoay sở bằng những phương pháp dân dã. Tuy nhiên mỗi năm vẫn còn 100 ngàn trường hợp nặng phải cấp cứu tại các bệnh viện, trong đó 3 ngàn trường hợp tử vong. Theo GS Morris, những quan chức lãnh đạo Bộ Nông nghiệp – đối tượng chịu trách nhiệm giám sát tình hình thịt, các sản phẩm chế biến từ thịt, gia cầm và một phần các sản phẩm có sử dụng trứng gà được tung ra thị trường – và FDA, tổ chức thanh tra sản xuất phần thực phẩm còn lại, cần tính toán cụ thể thiệt hại xã hội vì tình trạng ngộ độc thực phẩm.
Sự thực, bất chấp những tổn thất nặng nề, mà tình trạng nhiễm khuẩn Camplylobacter ký sinh trong các sản phẩm gia cầm gây ra, cho đến đầu năm nay Bộ Nông nghiệp mới ban hành bảng tiêu chuẩn liên quan đến mức độ nhiễm kẻ thù này của thịt gà và thịt Tây. Những quy định mới có hiệu lực từ tháng Bẩy điều chỉnh mức độ nhiễm khuẩn Campylobacter trong các sản phẩm gia cầm có xuất xứ từ cơ sở giết mổ hoặc chế biến cụ thể. Chính quyền cũng nghiêm khắc hơn với những tiêu chuẩn hiện hành liên quan đến mức độ nhiễm khuẩn Salmonella.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản