Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
Nạn nhân tử vong do bệnh dại ở Gia Lai là ông R.K. (46 tuổi), trú tại thôn Plei Kdăm, xã Ia Kdăm, huyện Ia Pa. Theo thông tin từ gia đình, vào năm 2023, chó nhà ông K. bị một con chó lạ cắn. Trong quá trình bắt giữ chó để nhốt lại, ông K. không may bị cắn vào tay nhưng không đi tiêm phòng dại. Con chó của gia đình ông sau đó tự chết và được người nhà làm thịt ăn. Đến sáng 14/2/2025, ông K. có biểu hiện đau nhức nhiều trong người, lạnh run, sợ nước, sợ gió, ăn uống kém, được người thân chở tới Trung tâm Y tế huyện Ia Pa chữa trị. Sau đó tiếp tục chuyển lên Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai cứu chữa. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán: dại lên cơn. Đến khoảng 3 giờ ngày 15/2, bệnh nhân tử vong.
Theo như trường hợp của ông K., virus dại đã tồn tại trong cơ thể ông khoảng 2 năm mới phát bệnh. Đây không phải trường hợp phổ biến nhưng cũng đã nhiều trường hợp trước đó được ghi nhận và cảnh báo.
Người dân cần tăng cường kiến thức về phòng chống bệnh dại
Giải đáp thông tin cụ thể về thời gian ủ bệnh của bệnh dại, bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hường, Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh cho biết:
Thời gian ủ bệnh dại được coi là thời gian trước khi các triệu chứng xuất hiện. Thời gian này có sự khác nhau giữa người và động vật.
Đối với động vật, sau khi bị nhiễm trùng, vi rút dại sẽ xâm nhập và phát triển đầu tiên trong mô cơ. Lúc này, vi rút dại có thể tồn tại trong nhiều ngày hoặc thậm chí là nhiều tháng. Trong thời gian này, con vật gần như vẫn khỏe mạnh bình thường và ít có biểu hiện của bệnh.
Trong vòng từ 1 – 3 tháng tiếp theo, vi rút sẽ bắt đầu xâm nhập tới các dây thần kinh trong cơ thể, tấn công tủy sống và não. Như vậy, phải mất từ 12 – 180 ngày để vi rút lây lan qua các dây thần kinh ngoại vi và cuối cùng là hệ thần kinh trung ương. Từ thời điểm này, bệnh bắt đầu tiến triển một cách nhanh chóng. Vật nuôi bắt đầu có những biểu hiện rõ rệt của bệnh dại. Cuối cùng con vật sẽ chết trong vòng 4 hoặc 5 ngày.
Đối với bệnh dại ở người: Thời gian ủ bệnh dại ở người thường kéo dài từ 2 đến 8 tuần, tuy nhiên có thể ngắn chỉ từ 10 ngày hoặc dài đến một hoặc hai năm. Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian này bao gồm lượng virus xâm nhập vào cơ thể, mức độ nghiêm trọng của vết thương ban đầu, và khoảng cách từ vết thương đến não
Theo khoa học giải thích, thời gian ủ bệnh dại ở người tùy thuộc vào vị trí và mức độ nghiêm trọng của vết thương và lượng vi rút đưa vào. Do đó, sẽ không giống nhau cho tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, người nhiễm bệnh dại thường sẽ tử vong sau khi có triệu chứng đầu tiên. Khả năng sống sót của người bệnh hầu như không có khi các triệu chứng đã xuất hiện, ngay cả khi được chăm sóc đặc biệt.
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng chống bệnh dại hiệu quả nhất hiện nay
Bệnh dại là một căn bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương, có thể lây từ chó sang người thông qua chất tiết, phổ biến là qua đường nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Trên thực tế, hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại. Một số trường hợp khác có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép mô tế bào mới bị nhiễm vi rút dại.
Để ngăn ngừa các tình huống xấu nhất xảy ra, ngay sau khi bị chó dại cắn, bạn phải thực hiện các quy trình xử trí kịp thời, đúng cách.
Bước 1: Xử trí vết thương. Các bước sơ cứu khi bị chó cắn mà bạn cần làm ngay như sau:
- Nhanh chóng tách rời quần áo ra khỏi vết cắn, dùng kéo cắt bỏ phần vải tại vị trí cắn (nếu có). Việc này sẽ giúp hạn chế tối đa nước bọt của động vật bám nhiều hơn vào vết thương.
- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy mạnh trong vòng 5 – 10 phút, tốt nhất nên sử dụng nước ấm. Sau đó, rửa sạch vết thương với cồn và nước sát trùng.
- Lưu ý tuyệt đối không cố gắng nặn máu, không nên chà sát vết thương, tránh làm vết thương trầm trọng hơn. Ngoài ra, cũng cần lưu ý không đắp lá cây, dầu hỏa hoặc bất kỳ chất gì vào vết thương theo cách truyền miệng dân gian.
- Sau khi vệ sinh kỹ vết thương, bạn nên dùng gạc y tế hoặc vải sạch để băng bó vết thương nhằm tránh trường hợp vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, bạn lưu ý không nên băng bó quá chặt khiến máu khó lưu thông.
Bước 2: Đến ngay cơ sở y tế để tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại (nếu vết thương độ III).
Hiện nay, việc tiêm vắc xin phòng dại sau phơi nhiễm sẽ có hai phác đồ là tiêm bắp và tiêm trong da. Tùy theo phân độ vết thương và phác đồ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm, bác sĩ sẽ hướng dẫn lịch tiêm theo lộ trình và loại vắc xin phòng dại phù hợp.
Bệnh dại hiện nay chưa có thuốc đặc trị, cả người và động vật khi bị nhiễm dại đều đứng trước nguy cơ tử vong cao. Nếu lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là 100%. Tiêm vắc xin phòng dại là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.
CDC Quảng Ninh: cung cấp dịch vụ phun diệt côn trùng an toàn, hiệu quả
Côn trùng là một phần không thể thiếu trong hệ sinh thái, tuy nhiên có không ít loại côn trùng có thể gây hại cho sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế – xã hội. Bên cạnh những loại côn trùng chỉ làm tổn thương như: Dị ứng, mẩn ngứa, đau,…còn có một số loài côn trùng truyền bệnh nguy hiểm hiện đang là hiểm họa cho loài người, đặc biệt ở các nước thuộc vùng nhiệt đới, á nhiệt đới, những nước đang phát triển. Việc phun diệt côn trùng cũng đóng một vai trò quan trọng trong phòng chống các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
- Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới