Cảnh giác các thuốc gây tăng huyết áp
Vậy đó là những loại thuốc nào và người bệnh nên làm gì khi dùng thuốc có nguy cơ làm tăng huyết áp?
Khi nào được gọi là tăng huyết áp?
Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Chỉ số huyết áp được tính bằng milimet thủy ngân, bao gồm huyết áp động mạch hay gọi là huyết áp tâm thu (chỉ số trên) và huyết áp tâm trương (chỉ số dưới). Huyết áp bình thường đối với người lớn là dưới 140/90mmHg.
Tăng huyết áp (THA) là khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên. Một người bị THA có thể tăng cả huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, nhưng cũng có trường hợp đặc biệt chỉ tăng 1 trong 2 loại (huyết áp tâm thu hoặc huyết áp tâm trương).
Tăng huyết áp là biểu hiện có thể gặp khi dùng thuốc glucocorticoid, thuốc giảm cân… hay thuốc Đông y.
Thuốc nào có thể làm THA
Nhóm glucocorticoid: Các thuốc thuộc nhóm này như predisolon, dexamethason, medrol, solumedrol… là những thuốc thường bị lạm dụng do có tác dụng giảm đau, giảm viêm nhanh nhất, đặc biệt trong các bệnh về xương, khớp (viêm khớp, thoái hóa khớp, lồi đĩa đệm…), bệnh hen suyễn (vừa dùng loại uống vừa dùng loại thuốc khí dung hoặc xịt họng hoặc loại thuốc tiêm). Thuốc nhóm này gây THA rõ rệt, nhất là bệnh nhân đang thường xuyên THA. Nguyên nhân do thuốc glucocorticoid khi sử dụng sẽ làm tăng nồng độ corticosteroid nội sinh trong nội bào, gây co mạch và ứ natri, từ đó tăng giữ nước, làm THA.
Thuốc thuộc nhóm chống viêm không steroid (NSAID): Lý do gây THA là do các prostaglandin (PGE2 và PGL2) được sinh ra do xúc tác của cyclooxygenase (COX), có chức năng đảm bảo lưu lượng máu ở thận và sự bài tiết natri qua nước tiểu. Sự ức chế cyclooxygenase bởi các thuốc chống viêm không steroid có thể gây ứ muối và nước ngay cả khi không có suy giảm chức năng thận, điều này có thể làm THA lên khoảng 3-5mmHg. Ngoài ra, các NSAID còn làm giảm hiệu quả các thuốc điều trị THA.
Thuốc giảm sung huyết: Các thuốc ephedrin, phenyl ephrin, phenyl propanolamin được dùng rộng rãi nhằm làm giảm sung huyết tại chỗ niêm mạc mũi và gây co mạch ở đó, chống nghẹt mũi. Tuy vậy, nếu dùng tại chỗ với liều cao hay dùng toàn thân đều có thể gây THA.
Các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương: Các thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương như dexamphetamin và methyl phenidat có thể dùng điều trị chứng thiếu tập trung tư tưởng - quá hiếu động (tăng động), khi dùng có thể gây THA (có thể làm THA tâm thu lên khoảng 5 - 10mmHg).
Thuốc giảm cân: Có một số thuốc giảm cân có thể làm THA đối với người đang điều trị bệnh này, đó là sibutramin và ephedra. Sibutramin là thuốc Tây y được chính thức công nhận điều trị thừa cân béo phì. Còn ephedra (thực chất ephedra là vị thuốc Đông y tên ma hoàng) có trong chế phẩm thực phẩm chức năng, dùng để giảm cân thông dụng ở Hoa Kỳ (có thể chế phẩm loại này được nhập không chính thức vào nước ta). Cũng cần lưu ý một số thuốc trị cảm có thể chứa ephedrin là dược chất có trong ephedra (ephedrin dùng liều cao để giảm cân trong khi dùng liều thấp giúp trị nghẹt mũi, sổ mũi giống như pseudoephedrin).
Một số thuốc khác: Ngoài ra, một số thuốc chống trầm cảm (thuốc chống trầm cảm ba vòng, thuốc ức chế tái thu hồi serotonin…) có thể gây THA hoặc làm nặng thêm tình trạng THA sẵn có ở bệnh nhân. Hoặc viên thuốc tránh thai hỗn hợp estrogen vẫn có thể làm gia tăng huyết áp, đặc biệt người có tiền sử THA, bệnh suy thận, đái tháo đường, xơ vữa mạch.
Thuốc Đông y: Thuốc Đông y như cam thảo nếu dùng nhiều, thường xuyên có thể làm THA bởi vì sẽ làm tăng nồng độ các mineralocorticoid nội bào có thể gây THA. Đối với người bị THA hoặc bị các bệnh tim mạch khác, nhân sâm do có tác dụng kích thích, đặc biệt nhân sâm thường phối hợp với các vị thuốc kích thích dùng lâu ngày có thể gây THA. Bên cạnh đó, ở nước ta cần lưu ý có tình trạng lưu hành thuốc Đông y giả mạo, thường kết hợp với thuốc Tây y là corticoid nhằm đạt các tác dụng trị đau nhức, kích thích thèm ăn, làm tăng cân… nhưng dùng lâu ngày sẽ bị các tác dụng phụ nguy hiểm, trong đó có gây THA do thuốc.
Làm gì khi bị THA do thuốc?
Như vậy, thuốc dùng để chữa bệnh nhưng có thể có tác dụng không mong muốn, đặc biệt một số thuốc khi sử dụng có thể xuất hiện THA hoặc làm gia tăng huyết áp nếu đang bị THA. Do đó, người đang bị THA, mỗi lần đi khám bệnh cần báo cho bác sĩ khám bệnh biết để chọn lựa thuốc điều trị thích hợp tránh làm gia tăng huyết áp. Mặt khác, khi dùng thuốc, nếu thấy bất thường (nhức đầu, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, phù…), cần ngưng dùng thuốc và báo cho bác sĩ khám bệnh biết ngay hoặc tái khám vì đó là những dấu hiệu của THA do thuốc.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Tăng cường phòng, chống các bệnh không lây nhiễm
Dù không có khả năng lây truyền, nhưng bệnh không lây nhiễm thường gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh, cũng như gây ra những tác hại lớn cho gia đình, xã hội. Ước tính mỗi năm, tại Việt Nam, số ca tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 77% tổng số tử vong do mọi nguyên nhân và Quảng Ninh cũng không ngoại lệ. Bởi vậy phòng, chống các bệnh không lây nhiễm luôn được ngành y tế tỉnh chú trọng.
ĐO HUYẾT ÁP ĐÚNG – KIỂM SOÁT HUYẾT ÁP TỐT
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, Tăng huyết áp (THA) ảnh hưởng đến sức khỏe của hơn 1 tỷ người trên toàn thế giới và là yếu tố nguy cơ tim mạch quan trọng nhất liên quan đến bệnh mạch vành, suy tim, bệnh mạch máu não và bệnh thận mạn tính. Năm 2005, trong số 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch thì tăng huyết áp là nguyên nhân trực tiếp gây tử vong của 7,1 triệu người.
Phương pháp mới hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh nhân cao huyết áp
Kỹ thuật phát hiện, sàng lọc bệnh nhân mang gene huyết áp cao của các nhà khoa học Trung Quốc có thể mở đường cho việc cá nhân hóa phác đồ điều trị cho các bệnh nhân mắc căn bệnh này trong tương lai.
Các thực phẩm quen thuộc giúp ổn định huyết áp
Thực phẩm như rau xanh, cá hồi, sữa chua, tỏi, lựu… là những loại 'thuốc' tự nhiên tốt cho huyết áp.
4 cách kiểm soát huyết áp không dùng thuốc
Bổ sung kali, ăn nhiều rau, thực hiện nhịn ăn gián đoạn và tập thể dục đều đặn là những cách đơn giản để kiểm soát huyết áp.
Cao huyết áp có yếu tố di truyền không?
Tuổi tác, lịch sử gia đình, giới tính có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc huyết áp cao và được xem là yếu tố rủi ro di truyền của tình trạng này.
Mẹo không tăng huyết áp mùa lạnh
Mùa đông, nhiệt độ xuống thấp khiến huyết áp tăng cao dẫn đến các bệnh tim mạch, nên dự phòng bằng cách bớt ăn mặn, tập thể dục, hạn chế rượu bia, ngủ ngon.
Triệu chứng của huyết áp thấp và cách phòng ngừa
Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến và nhồi máu cơ tim như huyết áp cao. Huyết áp thấp cũng ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025