Cảnh giác với bệnh zona
- Xin bác sĩ cho biết, nguyên nhân gây bệnh zona?
+ Bệnh zona (dân gian còn gọi là bệnh giời leo) không phải do con giời leo nào bò ngang qua cơ thể chúng ta như lâu nay người dân vẫn nghĩ. Đây là bệnh gây ra bởi cùng một loại vi rút gây bệnh thủy đậu, có tên là Herpes Zoster virus. Khi bị bệnh thuỷ đậu, dù đã phục hồi, nhưng vi rút vẫn còn tồn tại trong các hạch dây thần kinh ngoại biên của người bệnh trong nhiều năm. Vi rút này được tái hoạt tấn công dây thần kinh khi hệ miễn dịch của cơ thể yếu (cơ thể mệt mỏi, stress kéo dài, sức đề kháng yếu...) gây nên bệnh zona. Bệnh này dễ nhầm với bệnh viêm da kích ứng (thường bị vào mùa mưa, nóng ẩm, do côn trùng hay gặp là kiến khoang). Bệnh zona hiếm gặp ở trẻ em, thường gặp ở người cao tuổi (đặc biệt trên 60 tuổi).
![]() |
Tiêm phòng thủy đậu cho trẻ là cách tốt nhất để phòng bệnh zona. Trong ảnh: Tiêm phòng tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh. |
- Biểu hiện của bệnh zona như thế nào, thưa bác sĩ?
+ Khi vi rút Herpes Zoster tấn công ở các dây thần kinh ngoại biên khác nhau, người bệnh sẽ có dấu hiệu bệnh tại những vùng do dây thần kinh đó chi phối. Chẳng hạn: Người bệnh thấy ớn lạnh, đau nhức vùng sắp xuất hiện tổn thương, sau đó xuất hiện mảng da đỏ, có những mụn nhỏ li ti, to dần và có nước sẽ nổi lên. Có thể có một hoặc nhiều mảng da liên kết với nhau theo diện chi phối của dây thần kinh bị tổn thương. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau rát như bị phỏng lửa, tinh thần căng thẳng, lo lắng. Zona thường xuất hiện ở các vị trí: Ngực, vai, lưng, cổ, mặt, hố mắt, bụng… và thường bị ở một vùng da do một dây thần kinh chi phối ở một bên cơ thể. Ở trường hợp hiếm gặp, bệnh lan rộng sang hai bên cơ thể (thường gặp ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch nặng, như bị nhiễm HIV/AIDS…). Khi vết thương lan rộng, sâu, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Nếu vi rút tấn công vào các dây thần kinh sọ não như thần kinh tai, lưỡi và mặt, người bệnh xuất hiện các bóng nước nhỏ trong và xung quanh tai, trên màng nhĩ, lưỡi và vòm họng... Lúc này, người bệnh cảm thấy đau rát. Có bệnh nhân còn bị giảm thính lực một bên tai, mất vị giác phần trước lưỡi, chóng mặt, hoa mắt, ù tai và có thể yếu một bên mặt. Đôi khi, bệnh gây giảm thính lực và liệt mặt không hồi phục được; bởi vậy, cần điều trị kịp thời để giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng như yếu cơ mặt vĩnh viễn và điếc. Một số trường hợp tổn thương ở vùng bụng, sinh dục, bệnh nhân còn có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, táo bón, bí tiểu…
Bệnh nặng hay nhẹ tùy vào mức đề kháng bị suy giảm, hệ miễn dịch của mỗi người. Thường bệnh sẽ tự khỏi trong vòng một tuần, vết thương tạo da non và biến mất dần. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn bị đau nhức dữ dội do thần kinh ngoại biên bị tổn thương. Đặc biệt ở những người cao tuổi, tổn thương rộng thường để lại di chứng đau sau zona rất nặng nề, mặc dù tổn thương bề mặt da đã khỏi.
![]() |
Hình ảnh tổn thương nhẹ ở vùng cổ khi bị bệnh zona. Ảnh: Internet. |
- Bệnh có lây không, có điều trị dứt điểm được không, thưa bác sĩ?
+ Bệnh Zona thường không tái phát, chỉ bị mắc một lần trong đời. Tuy nhiên, người chưa bị thủy đậu hoặc chưa chủng ngừa thủy đậu sẽ có khả năng nhiễm bệnh thủy đậu khi tiếp xúc với người bị bệnh zona. Do bệnh có thể gây những biến chứng nặng nề, nên việc đến các cơ sở y tế là cần thiết. Người bệnh cần đi khám sớm để được bác sĩ kê đơn dùng thuốc đúng chỉ định, tốt nhất là trong vòng 48 giờ kể từ khi phát bệnh.
Bệnh zona xuất hiện khi sức đề kháng của cơ thể suy giảm, vì vậy cách phòng bệnh hiệu quả nhất là tăng cường đề kháng bằng cách ăn uống đấy đủ dưỡng chất, vitamin và rèn luyện thể dục thể thao, giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ. Đặc biệt, cần cho trẻ em tiêm phòng thuỷ đậu để phòng bệnh sau này.
Khi bị bệnh thủy đậu, cần cách ly để tránh lây lan. Không dùng chung đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống với bệnh nhân mắc thủy đậu. Không tiếp xúc trực tiếp với các chất dịch cơ thể của người bệnh thủy đậu. Khử trùng các vật dụng trong gia đình đã từng dùng chung khi phát hiện có nguồn bệnh để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
- Xin cám ơn bác sĩ!
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
- Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
- Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT