Cảnh giác với chứng đột tử khi ngủ ở trẻ
Giấc ngủ của bé chia thành nhiều giai đoạn khác nhau: có lúc bé ngủ sâu và yên lặng, có lúc bé lại hay ngọ ngoạy, cũng có lúc bé gây ra tiếng động hoặc tỏ ra khó chịu. Nếu bạn đến thăm giường ngủ của bé thường xuyên, hãy kiểm tra nhịp thở của bé.
Bạn sẽ rất lo sợ nếu như trong đêm trẻ ngủ quá yên tĩnh, không gây ra tiếng động hoặc ngọ ngoạy khác hẳn mọi ngày, bởi vì bé không thở hoặc bị ngạt vì một lý do nào đó. Nếu trong đêm bạn không thể theo dõi giấc ngủ của bé, hãy dùng máy giám sát để biết được khi nào trẻ gặp vấn đề như ho, khóc, ngạt thở…
Bố mẹ nên thường xuyên kiểm tra giấc ngủ của bé
Kiểm tra giấc ngủ đêm của bé rất quan trọng vì có thể trẻ bị hội chứng đột tử khi ngủ (SIDS). Hội chứng này ở trẻ sơ sinh rất hiếm gặp, chỉ chiếm tỷ lệ 1/1000. Nhưng đã có hơn 90% trường hợp mắc hội chứng này xuất hiện trước khi trẻ được 6 tháng, và chỉ khi bé được 1 tuổi hội chứng này mới thực sự không còn đáng nguy.
Nguyên nhân của hội chứng này vẫn chưa được làm rõ mặc dù đã có rất nhiều giả thuyết được đặt ra. Thật may mắn khi phạm vi ảnh hưởng của hội chứng này đã giảm đáng kể trong những năm gần đây khi các nhân tố nguy hiểm đã được xác định và các bậc phụ huynh đã ý thức được cách phòng tránh.
Để bảo vệ bé thoát khỏi hội chứng đột tử khi ngủ, mẹ hãy để con nằm ngửa, nếu bạn hoặc thành viên trong gia đình hút thuốc lá, hãy bỏ thuốc. Và quan trọng hơn cả là mẹ phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra giấc ngủ của bé.
Tìm hiểu đôi chút về hô hấp nhân tạo và sơ cứu là điều các ông bố bà mẹ nên làm. Việc này giúp bạn thoát khỏi những nỗi lo sợ về hội chứng đột tử khi ngủ đồng thời đối phó với mọi trường hợp khẩn cấp khi bé gặp sự cố và không thở được.
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Mỗi trẻ sinh non đều là một chiến binh nhỏ bé - Hãy cùng nhau bảo vệ và chăm sóc các em
Sinh non là tình trạng trẻ chào đời trước khi thai kỳ đạt đủ 37 tuần tuổi, và đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ sơ sinh trên toàn thế giới. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm, có khoảng 15 triệu trẻ sinh non, và trong số đó, khoảng 1 triệu trẻ tử vong do các biến chứng liên quan đến sinh non. Trẻ sinh non không chỉ đối mặt với những thách thức tức thời về sức khỏe mà còn phải chịu ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
Bộ Y tế yêu cầu triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi
Bộ Y tế cho biết, tử vong trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam (18,9‰) cao gấp 2,4 lần Thái Lan (8‰- nguồn UNICEF), mặt khác, việc thực hiện các can thiệp chuyên môn nhằm giảm tử vong trẻ sơ sinh tại các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện có chiều hướng giảm.
Chuyên gia chia sẻ cách chăm sóc cho trẻ khi bị nhiệt miệng
Nhiệt miệng không phải tình trạng sức khoẻ nghiêm trọng nhưng các vết loét do nhiệt miệng khiến trẻ cảm thấy đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến ăn uống. Do vậy, cha mẹ cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp.
Chảy máu cam ở trẻ: Khi nào cần lo lắng?
Trong mùa hè, rất nhiều trẻ bị chảy máu cam do khô mũi vì nằm điều hòa liên tục. Tuy nhiên, nhiều người xử lý sai cách, như nhét dị vật vào mũi trẻ, bắt trẻ ngửa cao đầu...
Mùa hè cho trẻ đi bơi cần cảnh giác nguy cơ lây nhiễm bệnh
Thời tiết nóng nhiều gia đình cho trẻ đi bơi lội tại các bể bơi công cộng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ mắc bệnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.