Cảnh giác với loài vi khuẩn “ăn thịt người” do ăn hải sản sống
Một bệnh nhân bị nhiễm trùng máu do vi khuẩn Vibrio vulnificus. (Ảnh: PV/Vienam+)
Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, thời gian gần đây bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân nhiễm trùng máu do vi khuẩn Vibrio vulnificus (V. vulnificus).
Đáng lưu ý, những bệnh nhân trên với diễn biến rất nặng, nhanh chóng xuất hiện sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, có tỷ lệ tử vong cao.
Trường hợp mới nhất là bệnh nhân Nguyễn Văn Đ. sinh năm 1961, ở huyện An Dương, thành phố Hải Phòng.
Người nhà bệnh nhân cho hay ông Đ. có tiền sử bệnh gan do uống rượu nhiều, trước đó có ăn hải sản chưa được nấu chín kỹ.
Bệnh nhân nhập viện ngày 30/6 (ngày thứ nhất của bệnh) trong tình trạng đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, nôn và tiêu chảy nhiều lần kèm sốt cao 39-40 độ C.
Sau vài giờ bệnh nhân nhanh chóng rơi vào tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng (hôn mê, suy hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, rối loạn đông máu và chuyển hóa nặng), kèm theo tình trạng nổi ban phỏng nước, xuất huyết, hoại tử diện rộng da, cân, cơ vùng tứ chi.
Các bác sỹ cấy khuẩn 2 mẫu máu đều dương tính với V. vulnificus. Mặc dù đã được điều trị kháng sinh mạnh ngay từ đầu, thở máy, lọc máu liên tục, thuốc vận mạch nâng huyết áp và các biện pháp điều trị hồi sức tích cực khác nhưng bệnh nhân vẫn trong tình trạng nặng lên nhanh chóng, tiên lượng tử vong. Gia đình xin cho bệnh nhân về sau 4 ngày điều trị.
Theo các bác sỹ Viện Lâm sàng các bệnh Truyền nhiễm (Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), V. vulnificus là vi khuẩn sống tự do trong nước biển hoặc nước lợ (vùng cửa sông) hoặc kí sinh trong các loài thủy sinh có vỏ như tôm, hàu… Vi khuẩn này có thể gây hoại tử cân cơ rất nhanh, do đó còn được gọi là “vi khuẩn ăn thịt người.”
Nguy hiểm hơn, bệnh nhiễm trùng máu do V. vulnificus gây tử vong cao, lên đến 50%, thậm chí 90% nếu bệnh nhân có sốc nhiễm khuẩn tụt huyết áp tại thời điểm nhập viện và thường tử vong trong vòng 48 giờ mặc dù được điều trị tích cực.
Vi khuẩn V. vulnificus có khả năng trốn thoát khỏi hệ miễn dịch của cơ thể người, vượt qua được hàng rào bảo vệ đầu tiên của đường tiêu hóa và da. Sau khi xâm nhập vào máu, vi khuẩn có các cơ chế làm giảm khả năng thực bào của cơ thể và gây bệnh trong cơ thể bệnh nhân. Vi khuẩn sinh ra nhiều độc tố gây độc tế bào và phá hủy tế bào cơ thể người…
Người dân có thể mắc vi khuẩn trên do ăn hải sản sống hoặc nấu chưa kỹ, đặc biệt là hàu.
Một thống kê 180 bệnh nhân nhiễm trùng do V. vulnificus cho thấy có 92,8% bệnh nhân có ăn hàu sống trong vòng hai ngày trước đó. Thời gian ủ bệnh là 3 tiếng-6 ngày.
Bên cạnh đó, người bị vết thương khi tham gia các hoạt động trên biển như bơi lội, câu cá, cầm nắm hải sản cũng có thể mắc bệnh. Bởi đã có trường hợp bị nhiễm qua những vết thương rất nhỏ như vết đâm bởi đuôi con tôm, vỏ hàu khi tắm biển. Ngoài ra, nhiễm trùng có thể xảy ra khi phơi nhiễm vết thương có từ trước với vi khuẩn V. vulnificus.
Vì vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe, các bác sỹ khuyến cáo người dân không ăn hải sản chưa được nấu chín; Tránh bị thương khi tham gia các hoạt động có nguy cơ tiếp xúc vết thương với vi khuẩn, như: Tắm biển, câu cá biển, đánh bắt và chế biến hải sản… Trong trường hợp nếu có vết thương hãy thận trọng khi tiếp xúc với nước biển, nước lợ, hải sản sống./.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Điểm danh những thực phẩm dễ bị nấm mốc gây độc tố nguy hiểm trong ngày Tết
Các loại thực phẩm ngày tết do quá trình chế biến, bảo quản trong thời gian dài, bị mất an toàn vệ sinh thực phẩm nên rất dễ bị nhiễm nấm mốc. Nếu người tiêu dùng không cảnh giác ăn phải các loại thực phẩm này dễ bị ngộ độc.
Mẹo chọn thực phẩm an toàn ngày Tết
Người tiêu dùng nên chọn mua sản phẩm có nguồn gốc uy tín, an toàn; có ngày tháng sản xuất, thời gian sử dụng, cách bảo quản, chế biến và thành phần chính trong thực phẩm...
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030
- Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024