Cảnh giác với những dấu hiệu chết người khi trời nóng
Tiền thân của sốc nhiệt, kiệt sức do nhiệt xảy ra sau khi tiếp xúc với nhiệt độ và độ ẩm cao, thường kết hợp với gắng sức nhiều và không bù đủ nước. Tình trạng này có thể xảy ra nhanh chóng hoặc sau vài ngày.
Mặt khác, sốc nhiệt là bệnh nghiêm trọng nhất liên quan đến nhiệt và nếu không được điều trị nhanh chóng có thể dẫn đến tử vong. Có 2 loại chính: sốc nhiệt truyền thống, xảy ra dần dần và thường là ở trẻ nhỏ và người già không thể luôn giữ mát (ví dụ do thiếu điều hòa không khí). Một loại nữa là sốc nhiệt gắng sức, chủ yếu ảnh hưởng đến vận động viên và bất cứ người nào phải làm việc hoặc gắng sức trong môi trường nóng.
Các triệu chứng của sốc nhiệt so với kiệt sức do nhiệt
Kiệt sức do nhiệt: Khi cơ thể không thể tự giải nhiệt, nhiệt độ của cơ thể sẽ tăng lên. Quá nhiều mồ hôi và da lạnh ẩm là những dấu hiệu quan trọng, cùng với cảm giác yếu, chóng mặt hoặc lo lắng. Nhức đầu, buồn nôn, và nhịp tim nhanh nhưng yếu cũng rất phổ biến. Người nị kiệt sức do nóng thậm chí có thể ngất xỉu.
Sốc nhiệt: Người bị sốc nhiệt có thể ngừng ra mồ hôi và da nóng, đỏ, khô (mặc dù điều này không đúng đối với tất cả mọi người – một số người vẫn có thể đổ mồ hôi hoặc có da ẩm, đặc biệt nếu bị sốc nhiệt do gắng sức). Vì nhiệt độ cơ thể tăng nhanh chóng lên 40 độ C hoặc thậm chí cao hơn, bệnh nhân thường sẽ bị lú lẫn, khó đi lại, đau đầu như búa bổ, hoặc cảm thấy chóng mặt hoặc buồn nôn. Da đỏ, mạch nhanh và mạnh, và bệnh nhâ có thể khó thở hoặc mất ý thức.
Cần làm gì để giúp đỡ
Kiệt sức do nhiệt: Điều quan trọng nhất là phải di chuyển nạn nhân đến khu vực râm mát, hoặc lý tưởng nhất một tòa nhà có điều hòa nhiệt độ để ngăn thân nhiệt của họ tiếp tục tăng. Giữ nạn nhân ở trong nhà - việc quay trở lại ngoài trời nắng nóng có thể gây tái phát. Cho người bệnh uống nước mát, nghỉ ngơi với chân kê hơi cao nếu có thể, và nới lỏng quần áo của họ. Phun hoặc lau người bệnh nhân bằng nước mát và sau đó quạt cho họ, hoặc cho họ tắm nước mát. Khi một người nào đó đã bị kiệt sức vì nóng, họ sẽ dễ bị tổn thương do nóng trong khoảng một tuần sau đó, vì vậy hãy đảm bảo là người bệnh được thoải mái trong ít nhất bảy ngày tiếp theo.
Nếu các triệu chứng kiệt sức do nóng nặng lên, nếu người bệnh bị nôn, hoặc nếu triệu chứng kéo dài hơn một giờ, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức vì bệnh có thể phát triển thành sốc nhiệt.
Sốc nhiệt: Gọi cấp cứu ngay lập tức. Sốc nhiệt là một tình trạng đe dọa tính mạng cần được chăm sóc y tế ngay. Trong khi chờ đợi, hãy di chuyển người bệnh đến chỗ mát hơn và cố gắng làm mát họ càng nhiều càng tốt. Nếu có thể, hãy đổ đầy bồn nước đá và ngâm học trong 15 đến 20 phút, hoặc có thể phun nước lạnh lên người họ hoặc đưa họ đến hồ hoặc sông gần đó. Cũng có thể đặt túi nước đá hoặc khăn lạnh trên đầu và người bệnh nhân. Cho họ uống nước hoặc đồ uống thể thao như Gatorade nếu họ tỉnh táo và không quá vật vã hoặc lú lẫn.
Phòng ngừa bệnh liên quan đến nhiệt như thế nào?
Ý nghĩ về sốc nhiệt hoặc thậm chí kiệt sức do nhiệt có thể đáng sợ, nhưng đừng để điều đó cản trở bạn tận hưởng mùa hè của mình. Một vài phương pháp tốt nhất sẽ giúp giữ mát và đủ nước khi thời tiết trở nên cực đoan:
- Để sẵn nước ở gần và uống thường xuyên: Nên uống khoảng một ly nước mỗi 15 phút ở ngoài trời, theo Cơ quan An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Mỹ.
- Đừng tập thể dục trong thời tiết nóng ẩm: Thay vào đó, hãy tập trong nhà hoặc thay đổi thói quen tập sớm hơn hoặc muộn hơn trong ngày.
- Uống các loại đồ uống có chất điện giải: Chúng giúp nhanh chóng bù nước cho cơ thể, đặc biệt là sau khi tập luyện cường độ cao.
- Tránh uống rượu vào đêm hôm trước: Đồ uống có cồn sẽ làm bạn mất nước nhanh hơn.
- Dành thời gian để thích nghi: Nếu bạn tới một nơi nào đó nóng hơn nhiều so với môi trường quen thuộc của bạn.
- Chú ý đến dự báo thời tiết: Nếu có một đợt nắng nóng cao điểm tấn công khu vực của bạn, thì đây không phải là lúc thích hợp để làm việc hoặc tập thể dục ngoài trời.
- Ăn mặc thích hợp: Mặc quần áo rộng, có màu sáng (không cởi trần) và đội mũ rộng vành để che đầu và cổ.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025 Ngày 30/11/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%
Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2025, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024
Chiều ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh