Cảnh giác với những dấu hiệu tiền tiểu đường
Tiền tiểu đường là gì?
Trước khi một người phát triển bệnh tiểu đường týp 2, họ thường phải đối mặt với một tình trạng gọi là tiền tiểu đường.
Có tới 30% bệnh nhân tiền tiểu đường sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường týp 2 trong vòng 5 năm, theo ghi nhận của Trung tâm Phòng chống dịch bệnh (CDC) Mỹ.
Tiền tiểu đường không chỉ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường - nó cũng có thể dẫn đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác, như bệnh tim và đột quỵ.
Người có chẩn đoán tiền tiểu đường cũng có đường huyết cao hơn bình thường - nhưng chưa đến mức độ nguy hiểm như bệnh tiểu đường .
Điều đó có nghĩa là cơ thể bắt đầu có trục trặc trong việc xử lý đường - hay glucose.

Phần lớn glucose trong cơ thể đến từ thức ăn - đặc biệt là các thực phẩm chứa carbohydrat. Glucose sẽ đi vào máu trong quá trình tiêu hóa.
Insulin (một hoóc-môn của tuyến tụy) giống như một chiếc chìa khóa mở cánh cổng cho đường đi vào các tế bào của cơ thể và được tế bào sử dụng làm năng lượng.
Do đó, insulin làm giảm lượng đường trong máu - và khi đường trong máu giảm xuống thì bài tiết insulin từ tuyến tụy cũng giảm.
Nhưng đối với những người bị tiền tiểu đường, quá trình này bị trục trặc. Đường tích tụ trong máu - và tuyến tụy không sản xuất được đủ insulin.
Nguyên nhân chính xác gây ra tiền tiểu đường còn chưa rõ, nhưng có một số yếu tố làm tăng nguy cơ tiền tiểu đường:
Tuổi tác (đặc biệt là sau 45 tuổi)
Bị thừa cân hoặc béo phì
Có tiền sử gia đình bị tiểu đường
Tiền sử tiểu đường thai kì (bị tiểu đường khi mang thai)
Sinh con nặng trên 4kg
Tập thể dục dưới 3 lần/tuần

Các triệu chứng của tiền tiểu đường?
Tiền tiểu đường không có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào rõ ràng. Tuy nhiên, một số người có thể gặp một số triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Triệu chứng phổ biến của tiểu đường týp 2 là da có màu đen trên một vùng của cơ thể. Tình trạng này được gọi là bệnh gai đen (acanthosis nigricans) - và thường xuất hiện ở vị trí các khớp ngón tay, cổ, đầu gối, nách hoặc khuỷu tay.
Một số triệu chứng khác của bệnh tiểu đường týp 2 gồm:
• Đi tiểu thường xuyên
• Cực kỳ khát và/hoặc đói
• Mệt mỏi
• Nhìn mờ
• Vết đứt và vết bầm tím lâu liền
• Ngứa, tê hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân
Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường týp 2, hoặc lo ngại rằng mình có ít nhất một trong các yếu tố nguy cơ tiền tiểu đường, thì nên đi khám để được làm xét nghiệm đường huyết.
Xét nghiệm A1C sẽ đánh giá đường huyết của một người trong 2-3 tháng trước.
Một xét nghiệm khác gọi là glucose huyết tương lúc đói, yêu cầu người bệnh nhịn ăn hoặc uống ít nhất 8 giờ trước khi xét nghiệm - và sau đó kiểm tra mức đường huyết lúc đói.
Xét nghiệm thứ ba có thể phát hiện tình trạng này là thử nghiệm dung nạp glucose, kiểm tra mức đường huyết trước và hai giờ sau khi uống một loại nước đường đặc biệt - cho thấy cơ thể xử lý glucose như thế nào.
Những xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng để phát hiện bệnh tiểu đường.
Điều trị tiền tiểu đường như thế nào?
Thay đổi lối sống có thể giúp đưa mức đường huyết trở lại bình thường, và ngăn chặn bệnh tiểu đường týp 2 toàn phát.
Những thay đổi lối sống này bao gồm:
- Ăn thực phẩm lành mạnh – nhất là những thực phẩm ít chất béo và calo, nhưng giàu chất xơ như trái cây, rau và ngũ cốc nguyên cám.
- Đặt mục tiêu 30 phút tập thể dục cường độ vừa 5 ngày trong tuần - Hội tiểu đường Mỹ cũng khuyến cáo tập đối kháng (như tập tạ) 2 lần một tuần
- Giảm 7% trọng lượng cơ thể (khoảng 7kg với người nặng 90kg)

Thay đổi lối sống có thể giúp ngăn ngừa hoặc trì hoãn bệnh tiểu đường týp 2, ngoài việc giúp khắc phục tình trạng tiền tiểu đường.
Nhưng, đối với một số người, thuốc cũng cần thiết. Thuốc được kê đơn phổ biến nhất cho những người có nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường - bao gồm những người có BMI trên 35, người dưới 60 tuổi và phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ.
Ngoài ra , các bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc để kiểm soát cholesterol và huyết áp cao.
Giới thiệu Khoa Sức khoẻ Sinh sản
Số điện thoại: 02033.829.572 Địa chỉ liên hệ : Khoa Sức khỏe sinh sản – tầng 3 tòa nhà CDC Quảng Ninh.
Tập huấn về triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025
Nhằm hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025 trên địa bàn tỉnh, ngày 07/03/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác phòng, chống HIV/AIDS tại trung tâm y tế và trạm y tế. Đồng chí Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm dự và khai mạc lớp tập huấn.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Hạ Long
Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trong công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng, từ ngày 5 đến ngày 6/3, tại thành phố Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về "Nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025".
Khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung và đặt dụng cụ tử cung miễn phí tại CDC Quảng Ninh
Thiết thực kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), từ ngày 3 – 7/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Quảng Ninh sẽ tổ chức khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung và đặt dụng cụ tử cung miễn phí cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trên địa bàn thành phố Hạ Long.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đại hội chi bộ Phòng khám – Da liễu – Sức khoẻ sinh sản (ĐBBP Trung tâm Kiểm soát bệnh tật) nhiệm kỳ 2025-2027 thành công tốt đẹp!
Ngày 8/1/2025, Chi bộ Phòng khám – Da liễu – Sức khoẻ sinh sản (PK-DL-SKSS), trực thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027.
Tập huấn, giao ban chuyên môn công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em lần 2 năm 2024
Sáng ngày 12/12, tại TP. Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh tổ chức Tập huấn, giao ban về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (CSSKBMTE) cho hơn 50 học viên là cán bộ phụ trách Khoa Sản, thống kê báo cáo tại các bệnh viện, TTYT trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm dự và khai mạc lớp tập huấn.
Hội thảo tổng kết hoạt động dự án quỹ toàn cầu năm 2024, phương hướng triển khai năm 2025
Ngày 10/12, tại thành phố Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình Hội thảo tổng kết hoạt động dự án quỹ toàn cầu năm 2024, phương hướng triển khai năm 2025. Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025