Cảnh giác với sở thích uống rượu pha
Hiện nay, nhiều bạn thường có sở thích uống chất kích thích chứa cồn pha với nước ngọt, nước tăng lực hay nước trái cây để tăng thêm tính độc đáo và tạo mùi, tạo màu cho đồ uống của mình. Tuy nhiên, ẩn sau ly nước “huyền ảo” đó lại chứa đựng biết bao hiểm họa cho sức khỏe mà bạn không thể lường trước được.
Đau đầu, chóng mặt
Những thức uống này khi pha với rượu sẽ làm cho bạn cảm thấy ngon miệng hơn và đó đồng thời cũng là một hình thức "tiết kiệm" rượu của nhiều quán bar. Tuy nhiên, mới đây, các chuyên gia y tế Mỹ đã thực hiện một cuộc khảo sát nhỏ cho thấy rằng: khi kết hợp chất chứa cồn với các loại đồ uống ngọt, đặc biệt là nước có ga sẽ khiến sự chuyển hóa chất cồn lên não nhanh hơn (nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu, chóng mặt...)
Các bác sĩ trong chương trình làm thử nghiệm trên 100 người thì thấy rằng, những người uống loại rượu pha trộn sẽ phải chịu cơn đau đầu trong thời gian dài gấp 2 so với người khác. Đồng thời, khả năng kiểm soát và phục hồi lại cơ thể sau khi say cũng giảm đi rất nhiều lần.
Ảnh hưởng hệ tiêu hóa
Khi uống rượu pha với nước có ga, dịch dạ dày sẽ phải tiết nhiều chất nhờn mà không tiết ra a-xít chlorhydric, lâu dài sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa của dạ dày. Thêm vào đó, đa số những người thực hiện việc pha chế này (hoặc tự pha) thường không nắm được tỉ lệ được cho phép chính xác của việc hòa trộn. Nó có thể khiến loại rượu pha chế này trở thành "liều thuốc độc" công kích thành dạ dày, gây đau đớn tức tì và lâu dài sẽ sinh ra cảm giác biếng ăn, hay đầy hơi.
Hệ thống ruột, tuyến tụy dưới tác động này cũng trở nên xơ hóa, giảm tiết nhiều loại men tiêu hóa nên việc tiêu hóa hấp thu chất bổ dưỡng khó khăn hơn nhiều, dễ dẫn đến viêm đại tràng mãn tính, tiểu đường và táo bón và dễ mắc bệnh trĩ.
Dễ mắc các bệnh tim mạch
Việc kết hợp rượu và nước tăng lực, nước ngọt sẽ làm giãn mạch máu ở da nhưng lại gây co mạch ở các phủ tạng sâu khác làm tăng huyết áp.
Rượu sẽ thấm vào hồng cầu làm cho hồng cầu trương nở, khiến dòng máu lưu thông chậm đi nên dễ xảy ra thiếu máu cơ tim. Đồng thời, lượng đường trong nước ngọt, nước tăng lực sẽ khiến huyết áp tăng cao.
Vì vậy, tim sẽ phải làm việc quá tải và dần trở nên kiệt quệ chỉ sau dăm ba cuộc chè chén của bạn. Nguy hiểm hơn, nhiều trường hợp người uống có tiền sử cao huyết áp hoặc có bệnh tim mạch bị tử vong đột ngột sau uống rượu.
Xơ vữa gan
90% lượng rượu hấp thu vào máu được chuyển hóa ở gan nên đây là cơ quan chịu ảnh hưởng nặng nhất của việc uống rượu. Việc kết hợp thêm các nước uống có ga sẽ khiến tế bào gan bị thoái hóa mỡ và hoại tử nhanh chóng, về lâu dài sẽ xuất hiện tình trạng xơ gan cùng triệu chứng suy gan và khả năng tái tạo tế bào gan sẽ không còn.
Lời kết
Việc pha chế rượu không đơn giản chỉ là sự trộn lẫn nhiều loại với nhau theo khẩu vị mà... bạn thích. Bất cứ sự kết hợp nào đều cần phải có tính toán cẩn thận về mức độ "khắc - hợp" của các thành phần để đưa ra tỉ lệ đúng đắn nhất. Do đó, bạn phải tuyệt đối không tự mình thực hiện công thức pha chế nào, đặc biệt là sự kết hợp giữa các loại nước tăng lực cùng với rượu.
Tuyệt đối không nên “thi gan” nhau xem ai uống được nhiều hơn vì hệ số oxy hóa rượu mỗi người khác nhau, trọng lượng khác nhau vì mức chuyển hóa rượu cũng khác nhau.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh