Cao răng – thủ phạm gây nhiều bệnh
Nguyên nhân dẫn đến cao răng
Tốc độ tạo cao răng ở mỗi người một khác, sự hình thành của nó bị ảnh hưởng của những thành phần có trong nước bọt, thói quen ăn uống, thói quen vệ sinh răng miệng.
Nguyên nhân dẫn đến cao răng là do thói quen vệ sinh răng miệng: Không chải răng thường xuyên, không dùng chỉ nha khoa, không lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần; ăn nhiều thức ăn ngọt (bánh kẹo, đồ uống có đường sẽ khiến các mảng bám hình thành nhanh hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hoạt động gây nhiều bệnh tật về răng miệng). Những người hút thuốc lá, nghiện trà, cà phê,... cũng là nhóm đối tượng chịu sự tấn công của vôi răng - mảng bám nhiều bất thường.
Tác hại của cao răng
Mảng bám cao răng chứa 400 loài vi khuẩn khác nhau và hàng tỷ vi trùng sinh sôi trong mỗi mg mảng bám. Hầu hết các vi trùng có hại và chúng có thể gây tổn hại cho răng, nướu răng khi nó tập trung thành lớp dày. Chính vì thế, cao răng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở lợi và quanh răng. Cao răng có thể dẫn đến các bệnh như viêm lợi, với các biểu hiện đánh răng chảy máu, miệng có mùi hôi. Cao răng cũng có thể gây viêm nha chu dẫn đến tiêu xương làm răng bị đau, ê buốt khi ăn uống, nặng hơn có thể gây lung lay và rụng răng. Cao răng còn gây ra viêm tủy ngược dòng. Ngoài ra, khi miệng chứa nhiều vi khuẩn từ cao răng, khi nhai và nuốt thức ăn, vi khuẩn sẽ theo thức ăn đi vào đường ruột và xâm nhập cơ thể từ đường tiêu hóa.
Cao răng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở lợi và quanh răng.
Biện pháp loại trừ cao răng
Đầu tiên là phải hạn chế sự hình thành mảng bám ở răng bằng biện pháp vệ sinh răng miệng đúng cách.
Đánh răng đúng cách là bước quan trọng nhất trong quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng. Đánh răng đúng cách là phải làm sạch được tất cả các mặt răng, nhất là mặt kẽ giữa hai răng và phần ở cổ răng tiếp giáp với bờ lợi. Để làm sạch bề mặt răng ở giáp bờ lợi thì khi đánh răng phải để lông bàn chải nghiêng về phía bờ lợi, tạo thành một góc 45 độ so với trục của răng và đưa đi đưa lại theo chiều ngang, xoay tròn, đưa nhẹ từ phía lợi lên phía mặt răng. Mỗi ngày chải răng 2 lần sáng và tối trước khi đi ngủ. Nên dùng các loại kem đánh răng có fluoride và có thể dùng nước xúc miệng nhưng tránh lạm dụng. Sau khi chải răng, cần dùng chỉ tơ nha khoa loại bỏ các mảng bám ở các kẽ răng - điều mà bàn chải không thể làm được, không nên sử dụng tăm để xỉa răng, vì có thể gây tổn thương lợi.
Với những người đeo răng giả, nên sử dụng những chiếc que sử dụng trong nha khoa và bàn chải đặc biệt để loại bỏ các mảng bám trên răng. Phát hiện sớm các thương tổn về răng miệng, để đi khám sớm.
Thông thường cứ 6 tháng một lần nên đi lấy cao răng tại các cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt uy tín.
Xử lý tình trạng ê buốt sau khi lấy cao răng
Bị ê buốt sau khi lấy cao răng là tình trạng khá phổ biến, đây là một hiện tượng hoàn toàn bình thường. Vì khi lấy cao răng sẽ tác dụng ít nhiều đến phần men răng, gây ra cảm giác ê buốt. Thông thường, bị ê buốt sau khi lấy cao răng chỉ kéo dài khoảng vài giờ sẽ hết. Nếu cảm giác ê buốt quá lâu sau khi lấy cao răng thì có thể do các nguyên nhân: Kỹ thuật lấy cao răng chưa tốt, do nền răng yếu, do thiểu sản men răng...
Vệ sinh răng miệng đúng cách để hạn chế sự hình thành cao răng.
Hãy thực hiện một vài cách để làm giảm cảm giác ê buốt sau khi lấy cao răng dưới đây: Nên hạn chế sử dụng những đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh, những loại thực phẩm cay, chua vì nó có thể làm răng bị ê buốt hơn. Hạn chế các loại nước uống có ga vì nó có thể làm hại và mài mòn men răng.
Nếu sau lấy cao răng mà tình trạng ê buốt kéo dài trên 1 ngày, thì cần quay trở lại gặp bác sĩ nha khoa để được khám và tìm nguyên nhân khác.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh