Cấp cứu người bị hạ thân nhiệt thế nào?
Hạ thân nhiệt là tình trạng nhiệt độ bên trong cơ thể xuống dưới 35oC. Trongmùa đông, khi tiếp xúc với thời tiết lạnh, ẩm ướt trong thời gian dài, các cơ chế kiểm soát thân nhiệt của cơ thể bị rối loạn. Nếu lượng nhiệt cơ thể mất đi nhiều hơn lượng nhiệt cơ thể sinh ra, tình trạng hạ thân nhiệt sẽ xuất hiện. Khi thân nhiệt quá thấp sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới não, làm cho người bệnh khó vận động, di chuyển, suy nghĩ cũng bị hạn chế, gây nguy hiểm cho họ. Nếu quần áo ẩm ướt, để đầu trần và mặc không đủ ấm khi trời lạnh, hoặc bị ngã xuống nước lạnh, phải lội hay làm việc trong nước lạnh, dễ bị hạ thân nhiệt.
Cần ủ ấm, đắp chăn, mặc quần áo ấm khi cấp cứu người hạ thân nhiệt.
Dấu hiệu khi cơ thể bị nhiễm lạnh gồm: người run lẩy bẩy; nói lắp bắp; nhịp thở chậm; da lạnh, xám; mất khả năng phối hợp động tác; mệt mỏi, bơ phờ hoặc thờ ơ lãnh đạm... Các triệu chứng thường diễn biến chậm, người bị hạ thân nhiệt mất dần ý thức và năng lực thể chất, do đó bản thân họ không ý thức được sự cần thiết phải cấp cứu. Những đối tượng dễ bị hạ thân nhiệt là: người già, trẻ em và người gầy yếu, người đang mắc các bệnh như tâm thần, Alzheimer, suy dinh dưỡng, bệnh tim mạch, thiểu năng tuyến giáp...; người bị say rượu, phê ma túy, người vô gia cư hoặc bị mắc kẹt trong thời tiết lạnh do xe hỏng, tắc đường.
Cách xử lý cấp cứu khi gặp người bị hạ thân nhiệt: Gọi xe cấp cứu. Trong khi chờ người giúp đỡ, cần theo dõi hơi thở của người bệnh. Nếu hơi thở ngừng hay có vẻ chậm hoặc nông trầm trọng, cần hà hơi thổi ngạt ngay. Chuyển người bệnh vào nơi ấm. Nếu không thể vào trong nhà, hãy che chắn bảo vệ người bệnh khỏi bị gió, che kín đầu bệnh nhân, đặt bệnh nhân nằm cách ly khỏi đất lạnh. Cởi bỏ quần áo ẩm ướt. Thay đồ khô, ấm. Đắp gạc ấm lên cổ, lồng ngực và háng của bệnh nhân. Cho người bệnh uống nước ấm, uống nước cháo nóng...
Các việc không nên làm: Không chườm nóng trực tiếp. Không dùng nước nóng, đệm sưởi hoặc đèn sưởi để làm ấm nạn nhân. Không cố làm ấm tay và chân, bởi làm nóng tay và chân thúc đẩy máu lạnh trở về tim, phổi và não, gây hạ thân nhiệt trung tâm, có thể gây tử vong. Không cho người bệnh uống rượu. Không xoa bóp hoặc chà xát người bệnh. Các động tác với người bệnh cần phải nhẹ nhàng để tránh nguy cơ ngừng tim.
Nếu bệnh nhân có thân nhiệt trên 33oC thì chỉ cần dùng các biện pháp ủ ấm thông thường như mặc thêm quần áo ấm, uống nước ấm, đắp gạc ấm là đủ.
Cần chuyển nhanh đến bệnh viện điều trị các trường hợp: thân nhiệt từ 28 - 33oC: chỉ định phương pháp ủ ấm dựa vào nhiệt độ cơ thể, tuổi, thời gian bị nhiễm lạnh. Dưới 28oC: phải điều trị bằng tuần hoàn ngoài cơ thể, thay thế thận hoặc lọc màng bụng.
Đồng thời với các biện pháp làm tăng thân nhiệt, cần tìm ra nguyên nhân và điều trị nguyên nhân kết hợp điều trị triệu chứng để giảm thiểu các biến chứng xấu.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
- Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
- Bệnh cúm mùa
- Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
- Chi đoàn Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tổ chức hoạt động chào mừng 94 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
- CDC Quảng Ninh: Tập huấn chuyên môn đảm bảo cho chiến dịch tiêm vắc xin phòng chống bệnh sởi an toàn, hiệu quả