Cập nhật tình hình MERS-CoV tới ngày 03/6/2014
![]() |
1/ Nhiễm mới MERS-CoV: Ngày 01/6/2014, tại Jordan ghi nhận thêm 01 trường hợp nhiễm mới MERS-CoV. Bệnh nhân nam 26 tuổi là cán bộ y tế và có tiền sử tiếp xúc với cán bộ y tế khác đã nhiễm bệnh MERS. Cộng dồn tới ngày 02/6/2014: toàn thế giới ghi nhận 676 trường hợp MERS-CoV, tại 20 quốc gia, trong đó có 202 tử vong. 2/ Khuyến cáo của WHO về phòng chống MERS-CoV đối với khách đi du lịch hành hương * Thông tin chung Tính đến ngày 02/5/2014, có 676 trường hợp nhiễm MERS-CoV trên toàn thế giới, trong đó có 202 tử vong. Phần lớn các trường hợp bệnh được ghi nhận tại Ả rập Xê út. Đa số các trường hợp mắc là cư dân, số ít trường hợp nhiễm bệnh là khách du lịch. Dựa trên các thông tin hiện có, WHO đánh giá nguy cơ tổng thể nhiễm bệnh MERS-CoV đối với khách du lịch là thấp. Theo WHO, việc lây nhiễm MERS-CoV có thể theo các con đường khác nhau: 1. Các trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng thông qua: - Tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc các sản phẩm của động vật chưa được nấu chín, xử lý kỹ. - Qua lây truyền từ người sang người. - Hoặc lây nhiễm từ các cơ sở y tế. 2. Lây nhiễm trong bệnh viện: do các bệnh nhân được nhập viện, kèm thêm công tác thực hành công nhiễm khuẩn, lây chéo trong bệnh viện không đảm bảo dẫn đến lây truyền và bùng phát trong bệnh viện. 3. Lây nhiễm trong gia đình đã được ghi nhận. Điều này có thể do lây truyền từ người sang người hoặc có thể do phơi nhiễm với một nguồn chung nào đó. Tới nay, hiểu biết về cách thức lây truyền của MERS-CoV vẫn chưa được đầy đủ. * Truyền thông nguy cơ Điều quan trọng đối với các quốc gia là cần sử dụng tất cả các phương tiện thực tế và hiệu quả có thể có để truyền thông về các nội dung ở trên đối với tất cả các nhóm đối tượng trước, trong và sau khi đi du lịch, hành hương - Chuẩn bị trước khi đi du lịch + Quốc gia cần có khuyến cáo đối với khách đi du lịch khi có các bệnh nền mạn tính (như đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch) dễ có nguy cơ nhiễm MERS-CoV hơn. Khách du lịch cần tham khảo ý kiến cán bộ y tế trước khi đi du lịch. + Quốc gia cần khuyến cáo khách du lịch và các công ty du lịch về các nội dung cần biết về phòng chống MERS-CoV để hạn chế nguy cơ lây nhiễm bệnh. + Các quốc gia cần có khuyến cáo, lời khuyên y tế đối với khách du lịch đi tới khu vực nguy cơ và treo các khuyến cáo đó ở những địa điểm phù hợp. Các dạng tài liệu truyền thông khác nhau như: cảnh báo về sức khỏe phát trên tàu bay, khẩu hiệu, sách lật, truyền thanh tại cửa khẩu. + Các quốc gia cần phổ biến Hướng dẫn phòng chống MERS-CoV của WHO hoặc của quốc gia đó cho các cán bộ y tế và các cơ sở y tế. + Các quốc gia cần đảm bảo tiếp cận về dịch vụ xét nghiệm MERS-CoV. + Khuyến cáo khách du lịch cần trì hoãn việc đi du lịch nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp. + Tốt nhất có bố trí cán bộ y tế tham gia cùng đoàn du lịch, hành hương. - Sau khi đi du lịch trở về + Các quốc gia cần khuyến cáo khách du lịch nếu thấy có các biểu hiện của viêm đường hô hấp (sốt, ho, khó thở) trong vòng 2 tuần sau khi tở về cần phải tới ngay cơ sở y tế để khám, chẩn đoán. + Các quốc gia cần khuyến cáo cơ sở y tế lưu ý xét nghiệm MERS-CoV đối với khách du lịch tở về và có biểu hiện của viêm đường hô hấp. - Các biện pháp tại cửa khẩu đối với phương tiện + WHO không khuyến cáo áp dụng biện pháp nào hạn chế đi lại hoặc sàng lọc tại cửa khẩu. + WHO khuyến khích các quốc gia cung cấp thông tin về MERS và các khuyến cáo y tế tới các công ty vận chuyển, nhân viên và khuyến cáo khách du lịch tự theo dõi và thông báo về tình trạng bệnh của bản thân mình cho cơ sở y tế. + Các quốc gia cần: Thực hiện các biện pháp thường quy tại cửa khẩu để theo dõi, giám sát phát hiện hành khách ốm. Truyền thông tại cửa khẩu. Có phương tiện vận chuyển an toàn các khách du lịch có triệu chứng biểu hiện MERS-CoV. + Nếu phát hiện có hành khách ốm trên tàu bay, cần sử dụng FORM khai báo các thông tin về hành khách để theo dõi tiếp theo trong trường hợp cần thiết (tham khảo mẫu tại:http://www.who.int/ihr/ports_airports/locator_card/en/index.htm). |
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Hiến tạng cứu người - Gửi lại đời sự sống
Mỗi ngày, có hàng ngàn người bị suy tạng giai đoạn cuối vẫn đang chờ đợi để được ghép tạng, chờ một phép màu đến với họ, đó là có được nguồn tạng từ người hiến tặng sau khi qua đời hoặc chết não. Nhiều người bệnh tưởng chừng chẳng còn hy vọng được sống tiếp nhưng nhờ nhận được tạng hiến, họ kéo dài sự sống thêm hàng chục năm, sống vui với gia đình.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.