27/7/2012 | 8:23:51 PM

Chagas - Đại dịch mới của nhân loại?

Chỉ xếp sau đại dịch HIV/AIDS và chưa có cách nào chữa khỏi, các chuyên gia cảnh báo dịch bệnh Chagas có thể sẽ trở thành một trong những đại dịch lớn của nhân loại trong tương lai.
Tại Mỹ, các nhà khoa học nước này đã gọi dịch bệnh Chagas - loại bệnh do ký sinh trùng sống trên loài bọ hút máu người gây ra có thể sẽ trở thành một đại dịch nguy hiểm không kém HIV/AIDS.

Tương tự như AIDS, dịch bệnh Chagas khó phát hiện và có thể gây ra những triệu chứng cấp tính, đưa người bệnh tới tử vong nhanh chóng.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Mỹ (CDC) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xếp căn bệnh này vào một trong những bệnh nhiệt đới không thể bỏ qua.

Loại ký sinh trùng sống trên những con bọ hút máu này thực chất có tên khoa học là Chagas. Chúng có thể sống thích nghi và di chuyển đến nhiều môi trường sống và khí hậu khác nhau, đặc biệt là ở các vùng khí hậu nhiệt đới như Nam Mỹ, châu Phi và Đông Nam Á.

 Nhà bác học Charles Darwin từng là nạn nhân của dịch bệnh Chagas.

Dịch bệnh Chagas từng được phát hiện bùng phát từ thế kỷ trước. Năm 1909, khi lần đầu tiên được phát hiện bởi một bác sĩ người Brazil, bệnh dịch này được đặt theo tên vị bác sĩ Carlos Ribeiro Justiniano Chagas - người đã phát hiện ra nguồn gốc và cơ chế lây nhiễm bệnh.

Loài bọ hút máu phổ biến tại Brazil khi đó có tên gọi Triatome là vật chủ mang ký sinh trùng Chagas sau khi tiếp xúc với nguồn máu của con người và các loài động vật khác, sẽ làm lan truyền loại ký sinh trùng Chagas sang vật chủ bị chúng hút máu. Cách lây truyền đơn giản này có thể khiến người bệnh nhanh chóng bị mắc bệnh và tử vong. Chúng cũng có thể truyền từ máu người mẹ đang mang thai sang máu của đứa trẻ trong bụng và gây ra tử vong cho cả mẹ lẫn con với tỉ lệ cao và nhanh chóng thậm chí hơn cả HIV/AIDS.

Năm 1909, BS. Chagas cũng đã phát hiện ra các biểu hiện của bệnh. Sau khi bị nhiễm ký sinh trùng gây bệnh, chúng bắt đầu phá hủy hệ miễn dịch của cơ thể, gây ra tình trạng mệt mỏi, sốt cao, mất ngủ ở người bệnh, khiến cho tim và ruột phình to dẫn tới tử vong đột ngột hoặc dẫn tới viêm não.

Trong lịch sử, nhà sinh vật học nổi tiếng Charles Darwin cũng từng được xác nhận đã mắc phải căn bệnh này sau chuyến nghiên cứu kéo dài 5 năm của ông đi khắp thế giới. Tuy sau đó ông được chữa khỏi bệnh, nhưng những di chứng của nó đã dẫn tới tình trạng suy tim nghiêm trọng và khiến ông qua đời ở tuổi 67.

Năm 2008, sau khi xuất hiện trở lại, theo thống kê của WHO, đã có khoảng 10 triệu người trên khắp thế giới bị mắc dịch bệnh Chagas, với khoảng 30.000 trường hợp chỉ tính riêng tại Mỹ.

 Loài ký sinh trùng sống trên bọ hút máu gây bệnh nguy hiểm.

Những dự báo về một đại dịch

nguy hiểm

Chagas được CDC xếp vào nhóm các bệnh do ký sinh trùng nguy hiểm. Năm 2008, khi được phát hiện xuất hiện trở lại, dịch bệnh Chagas đã cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 người tại Mỹ và hàng nghìn người tại một số quốc gia khác trên thế giới và nhanh chóng lan rộng theo làn sóng người nhập cư vào các quốc gia khác trên thế giới. CDC đã phải mất 3 tháng để nghiên cứu loại thuốc chữa trị, tuy nhiên, không thể ngăn được số lượng người bệnh tử vong do Chagas. 

Các ngân hàng máu tại Mỹ thậm chí đã phải tiến hành một cuộc sàng lọc nhằm truy quét mầm mống dịch bệnh Chagas trong các mẫu máu tại ngân hàng máu trên khắp cả nước. Song sự lây lan của dịch bệnh vẫn tiếp diễn qua loài côn trùng hút máu có tên Triatome.

Cùng với sự biến đổi khí hậu, sự xuất hiện trở lại và lan rộng của loại bọ Triatome tại nhiều quốc gia trên thế giới đang báo động về sự trở lại của dịch bệnh Chagas.

Theo cảnh báo của CDC và các tổ chức y tế trên thế giới, dịch bệnh Chagas là một trong những dịch bệnh cực kỳ nguy hiểm và có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào trong thế kỷ này.


Tin tức khác

Đặt lịch hẹn tư vấn!

Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.

  • Nam
    Nữ
Thiết kế 2018. Bản quyền thuộc về Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
1900866814