Chăm sóc buồng trứng - một vấn đề thiết yếu
|
Buồng trứng - cơ quan quan trọng của người phụ nữ
Có kích thước chỉ vừa nhỉnh hơn hạt dẻ nằm ở hai bên tử cung, buồng trứng là cơ quan sinh dục quan trọng bậc nhất, vừa sản xuất noãn đều đặn cho mỗi chu kỳ rụng trứng, vừa chế tiết những nội tiết tố quan trọng giúp phái đẹp phát triển và duy trì các đặc trưng giới tính. Cô gái tuổi dậy thì trở nên quyến rũ với “núi đôi” vun cao, ba vòng hấp dẫn, gò má hồng hào hay mái tóc mượt mà… chính là nhờ các nội tiết tố của buồng trứng.
Tuy nhiên, buồng trứng không hoạt động độc lập mà được chi phối, kiểm soát bởi vùng hạ đồi của não bộ và tuyến yên. Não bộ đưa ra quyết định sản xuất bằng cách tiết ra các xung GnRH tác động vào tuyến yên. Tuyến yên nhận lệnh và nhanh chóng phái các nội tiết tố LH, FSH đến buồng trứng để truyền tin cho cơ quan này sản xuất đúng tiến độ. Ngược lại, các nội tiết tố do buồng trứng tiết ra lại báo cáo ngược về não để bộ chỉ huy này nắm rõ tình hình của cơ thể mà cân chỉnh các quyết định lần sau cho phù hợp.
Bộ ba này tạo thành một trục thần kinh - nội tiết, bắt đầu phối hợp hoạt động từ lúc dậy thì đến tuổi mãn kinh, giúp cơ thể hài hòa để duy trì cả sức khỏe, sắc đẹp và chức năng sinh lý cho phái đẹp.
Khi buồng trứng hoạt động không ổn định
Sau tuổi 40, buồng trứng bắt đầu suy thoái nên “khả năng sản xuất” trở nên yếu kém, khó đáp ứng với các kích thích từ não bộ - tuyến yên. Đồng thời, cả bộ chỉ huy này cũng già đi nhanh chóng khiến cho các mệnh lệnh không còn được chính xác như trước. Hoạt động của toàn hệ trục bị rối loạn, các nội tiết tố do buồng trứng tiết ra lúc này sẽ trở nên thiếu hụt hoặc không phù hợp với nhu cầu thực tế của cơ thể.
Hậu quả là những cơn bốc hỏa, vã mồ hôi về đêm xuất hiện thường xuyên khiến phụ nữ mất ngủ, lo lắng không yên. Chị em dễ bị kích động nhưng lại khó tập trung, trí nhớ giảm sút. Khả năng hấp thu can xi kém nên dễ loãng xương, gãy xương, nguy cơ bệnh tim mạch tăng cao do rối loạn các thành phần cholesterol... Thêm vào đó, sắc đẹp cũng xuống dốc với các nếp nhăn không ngừng xuất hiện trên da, tóc rụng, mất dáng do tăng cân, tích tụ mỡ thừa. Phụ nữ ở tuổi này bỗng ít quan tâm đến tình dục, âm đạo khô dẫn đến đau rát khi quan hệ, giảm khả năng sinh sản...
Đặc biệt, dưới tác động của môi trường ô nhiễm, lối sống thiếu lành mạnh, dinh dưỡng không cân đối, stress kéo dài..., nhiều chị em đã gặp phải tình trạng suy buồng trứng sớm... ngay trong tuổi sinh sản. Nếu không theo dõi và chăm sóc kịp thời thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Cần chủ động chăm sóc buồng trứng
Người ta rất ít khi quan tâm đến buồng trứng nếu chưa gặp phải các dấu hiệu bệnh lý. Điều này đồng nghĩa với việc sức khỏe của cơ quan tối quan trọng này chưa được theo dõi và chăm sóc một cách chu đáo.
Theo các bác sĩ, phái đẹp cần chủ động hỗ trợ buồng trứng cũng như toàn hệ trục thần kinh nội tiết của mình hoạt động tốt bằng một số phương pháp sau:
- Xây dựng một lối sống lành mạnh với chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, thường xuyên vận động để rèn luyện cơ thể và tăng sức đề kháng. Giữ vệ sinh cho vùng kín, thực hiện tình dục an toàn để tránh viêm nhiễm phụ khoa.
- Có chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân đối. Nên ăn nhiều rau quả, ngũ cốc nguyên hạt, nên chú trọng các thức ăn giàu chất sắt để bù lại lượng sắt mất đi trong các kỳ kinh nguyệt, giảm đường mỡ và muối mặn…
- Sử dụng thảo dược thiên nhiên để cung cấp dưỡng chất giúp não bộ, tuyến yên và buồng trứng duy trì tốt các hoạt động. Xu hướng đang được thế giới ưa chuộng là Lepidium Meyenii - một thảo dược quý sinh trưởng trên dãy Andes, được người Inca sử dụng và truyền tụng từ hơn 2.000 năm qua.
Đặc biệt, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như rối loạn kinh nguyệt thường xuyên, cần nhanh chóng đi khám để nhận biết sớm và điều trị.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh