Chăm sóc da và những tác hại sai lầm
Quên tẩy trang hoặc chỉ rửa nước qua loa
Nếu như ban ngày việc trang điểm là cần thiết, thì buổi tối việc tẩy trang là quan trọng. Da sạch sẽ mang lại cảm giác thoải mái và nhẹ nhàng. Để tránh lỗ chân lông bị bít nghẽn thành mụn, đừng bao giờ quên tẩy trang, dù lúc đó là 3 giờ sáng. Cách tốt nhất là “thủ” sẵn một gói khăn tẩy trang ướt trên đầu giường.
Chọn sai kem dưỡng da
Để có hiệu quả thì kem phải thích hợp với loại da. Nếu là da nhờn thì tránh các cấu tạo có dầu. Đối với da khô hay nhạy cảm thì nên chọn kem nuôi dưỡng không mùi thơm và có ghi chú “sensitive skin”. Riêng đối với mỹ phẩm làm ẩm chống lão hóa, thì chỉ nên sử dụng sau tuổi 30.
Rửa mặt bằng xà bông
Xà bông chỉ tốt cho tay chân, cơ thể hoặc tóc (xà bông tự nhiên). Ngược lại, đối với mặt thì nguy cơ gây kích ứng là rất cao vì nó sẽ phá vỡ độ pH của biểu bì. Hơn nữa nó làm cay mắt. Nên chọn sữa, lotion, kem bọt tẩy trang, làm sạch đúng nhu cầu và chức năng.
Quên bảo vệ da khi đi nắng
Da mặt vốn mỏng và là điểm thu hút ánh nắng mặt trời nhiều và sớm nhất, mặc dù trời khá mát mẻ. Để tránh tình trạng ăn nắng có hại, bạn nên chọn kem chống nắng thích hợp cho hoàn cảnh, SPF 15-20 khi ở thành phố và khi đi biển, núi hay dã ngoại. Sử dụng kèm với kem lót hay kem dưỡng có chỉ số chống nắng càng tốt hơn.
Thường xuyên thay đổi mỹ phẩm
Da có những thói quen nhỏ và không thích bị bạc đãi. Như vậy, khi có ý muốn thay đổi mỹ phẩm sau mỗi vài ngày thì nên suy nghĩ kỹ. Hơn nữa, bạn chưa hưởng được gì từ các sản phẩm đang sử dụng bởi ít nhất là phải sau 2 tuần thì tác dụng mới bắt đầu được cảm nhận.
Sờ nặn mụn
Đây là thói quen của mọi người. Sờ nặn, thậm chí ngắt mụn làm cho mụn sưng tấy và nhiễm trùng và sau đó là sẹo. Chỉ nên nặn khi mụn đã già, có còi và sau khi đã xông da với hơi nước để làm nở lỗ chân lông. Luôn sát trùng tay và dụng cụ lấy mụn.
Phủ phấn lót mà không làm ẩm da
Da có khả năng thấm hút. Nếu như không được cung cấp đủ lượng nước trong ngày với kem làm ẩm thì da sẽ rút tỉa nước từ những nguồn khác. Kết quả, trong vài giờ lớp trang điểm không bám nữa. Tệ hại hơn khi bạn có làn da khô: cảm giác căng kéo xuất hiện. Để tránh sự cố trên nên luôn làm ẩm da trước khi trang điểm.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh