Chăm sóc sức khỏe bà mẹ khi mang thai
1. Khám thai định kỳ giúp phát hiện nguy cơ và chẩn đoán bệnh sớm cho cả mẹ và con
– Bà mẹ mang thai cần khám thai định kỳ ít nhất 4 lần trong ba giai đoạn của thai kỳ tại cơ sở y tế để theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Lần 1: Trong vòng 3 tháng đầu (ngay khi chậm kinh). Để xác định có thai hay không. Tư vấn về sàng lọc trước sinh phát hiện bất thường ở thai nhi.
Lần 2: Vào 3 tháng giữa của thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến đủ 6 tháng): Kiểm tra xem thai có phát triển bình thường không. Theo dõi sức khỏe của mẹ, sàng lọc đái tháo đường thai kỳ
Lần 3 và 4: Vào 3 tháng cuối của thai kỳ (từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 8 và trong tháng thứ 9). Theo dõi sức khỏe của bà mẹ, sự phát triển của thai nhi. Tư vấn dự kiến ngày sinh, cuộc đẻ và lựa chọn nơi sinh đặc biệt là các dấu hiệu chuyển dạ để sản phụ có thể đến cơ sở y tế kịp thời tránh đẻ rơi tại nhà.
Ngoài những lần khám thai định kỳ trên, bà mẹ có thể đi khám bổ sung theo hướng dẫn của cán bộ y tế (phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bà mẹ và thai nhi).
Trong những lần đi khám thai các bà mẹ cần đươc thăm khám lâm sàng đầy đủ và làm những xét nghiệm cần thiết khi mang theo chỉ định của bác sĩ như sau.
+ Xét nghiệm máu, nước tiểu
+ Xét nghiệm các bệnh lây truyền mẹ con: HIV, viêm gan B, Giang mai
+ Sàng lọc Tiểu đường thai kỳ, sàng lọc các dị tật thai nhi, sàng lọc tiền sản giật
+ Siêu âm để đánh giá tình trạng thai nhi theo các mốc quan trọng để đánh giá sự phát triển của thai nhi.
– Ngoài những lần đi khám định kỳ bà mẹ mang thai cần đi khám ngay bất cứ khi nào nếu có một trong các dấu hiệu bất thường sau: Ra máu âm đạo, đau bụng, sốt, ra nước, đau đầu, hoa mắt, nhìn mờ….
– Bà mẹ mang thai cần được tiêm vắc xin phòng uốn ván đầy đủ để phòng bệnh uốn ván cho bản thân và cho con. Vắc xin phòng uốn ván không có hại cho mẹ và thai nhi. Người chồng và gia đình cần nhắc nhở, giúp đỡ bà mẹ mang thai để được tiêm đầy đủ các mũi vắc xin phòng uốn ván.
+ Lịch tiêm phòng như sau: Mũi 1: Tiêm sớm ngay khi phát hiện có thai. Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 một tháng, ít nhất là trước khi sinh 1 tháng. Nếu trước khi mang thai đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván hoặc vắc xin có thành phần phòng uốn ván thì chỉ cần tiêm thêm 1 mũi trong lần mang thai này.
– Sử dụng phần mềm somevabe để theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi, tham khảo các thông tin chính thống được bộ Y tế phối hợp với Báo sức khỏe đời sống để cung cấp những thông tin cần thiết cho bà mẹ khi mang thai.
Khám thai định kỳ tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh
2. Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ khi mang thai
– Tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng bà mẹ thời kỳ mang thai có mối liên hệ mật thiết với tình trạng dinh dưỡng của trẻ sơ sinh. Dinh dưỡng hợp lý thời kỳ mang thai nhằm đáp ứng các hoạt động thay đổi về cơ thể, sinh lý của bà mẹ như biến đổi về chuyển hóa, tích lũy mỡ, tăng khối lượng tử cung, vú, phát triển của bào thai và sự tạo sữa sau này khi bà mẹ cho con bú.
– Chế độ dinh dưỡng của bà mẹ không đầy đủ sẽ làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, tăng nguy cơ sinh non tháng. Ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng bà mẹ đối với thai nhi và trẻ sẽ khác nhau tùy từng giai đoạn thai kỳ. Nếu dinh dưỡng bà mẹ không đầy đủ ở giai đoạn đầu thai kỳ thì trẻ sinh ra không bị thấp cân nhưng có nguy cơ bị béo phì và mắc bệnh tim mạch; nếu ở giai đoạn cuối thai kỳ thì trẻ có nguy cơ sinh thấp cân và mắc bệnh đái tháo đường.
Vậy thai phụ cần tăng bao nhiêu cân là đủ? Khuyến nghị mức tăng cân của bà mẹ thời kỳ mang thai dừa trên tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể BMI) trước khi có thai.
Với những thai phụ có BMI < 18,5 mức tăng cân nên đạt 25% cân nặng trước khi có thai, với những thai phụ có BMI 18,5 – 24,9 mức tăng cân nên đạt 20% cân nặng trước khi có thai, với những thai phụ có BMI BMI> 25 mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi có thai.
Bác sĩ Khoa Sức khỏe sinh sản (CDC Quảng Ninh) tư vấn cho phụ nữ xã Thượng Yên Công (TP Uông Bí) về chăm sóc SKSS.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bà mẹ thời kỳ mang thai cần:
Mỗi bữa ăn hàng ngày bà mẹ thời kỳ mang thai phải ăn đủ các nhóm thực phẩm và ăn nhiễu hơn so với thời kỳ không mang thai.
– Cung cấp đủ năng lượng từ ngũ cốc (gạo, mì, ngô, khoai sắn và các chế phẩm của nó).
– Cung cấp đủ Protein (đạm) có chất lượng từ các thức ăn nguồn gốc động vật (thịt, cá, trứng, sữa). Ngoài ra cần cung cấp bổ sung chất đạm và dầu thực vật từ các loại đậu đỗ, lạc, vừng.
– Cung cấp bổ sung chất béo trong mỗi bữa ăn, vị chất béo vừa có vai trò cung cấp năng lượng, vừa hòa tan các vitamin A, D, E, K cần thiết cho cả mẹ và con, giúp xây dựng các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào thần kinh.
– Cung cấp vitamin và khoáng chất từ các loại rau xanh và trái cây. Các loại rau xanh phổ biển như rau muống, rau ngót, rau cải xoong, rau dền… đều có nhiều vitamin C, caroten (tiền vitamin A), B12, B2, sắt và acid folic…Các loại quả chín như chuỗi, đu đủ, cam, xoài…cũng rất cần thiết cho bà mẹ. Nếu có điều kiện nên ăn quả chín hàng ngày.
– Ăn tăng bữa, mỗi bữa ăn nhiều hơn, đặc biệt vào 3 tháng cuối thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ, nhu cầu phát triển của thai nhi và dự trữ năng lượng để tạo sữa nuôi con sau sinh.
– Uống đủ nước: sữa, nước hoa quả, nước canh, nước đun sôi để nguội (mỗi ngày từ 1,5 lít đến 2 lít).
– Không sử dụng rượu, bia, rượu, chè đặc, cà phê, thuốc lá…
– Bổ sung vi chất: Sử dụng viên sắt/acid folic hoặc viên đa vi chất để phỏng thiếu máu do thiếu sắt theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
– Dùng muối I-ốt hàng ngày để chế biến thức ăn.
– Thực hiện các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm: ăn chín, uống sôi, không ăn các thực phẩm ôi thiu.
3. Chế độ lao động, nghỉ ngơi của bà mẹ thời kỳ mang thai
– Lao động nhẹ nhàng, không nên làm việc quá nặng gây sảy thai, sinh non tháng.
– Tập thể dục nhẹ nhàng giúp tinh thần sảng khoái, tuần hoàn lưu thông. Không chơi các môn thể thao và điền kinh năng.
– Nghỉ ngơi rất cần thiết cho người mẹ và thai nhi nhưng không nên nghỉ ngơi hoàn toàn tránh sinh khó. Tháng cuối là giai đoạn tăng cân nhanh nhất làm người mẹ đi lại khó khăn. Vì vậy nên nghỉ 1 tháng trước khi sinh sẽ có lợi cho cả mẹ và con.
– Yếu tố tinh thần rất quan trọng cho người mẹ và phát triển của thai. Gia đình hạnh phúc, người mẹ được chăm sóc chu đáo, thai nhi sẽ phát triển tốt, kích thích tạo sữa nhiều sau sinh.
Bs Lan Anh (Khoa SKSS, CDC)
Phát huy vai trò xung kích của Đoàn thanh niên trong công tác dân vận
Hưởng ứng Kế hoạch số 726/KH-TTKSBT ngày 18/4/2025 về triển khai mô hình Dân vận khéo “Xây dựng lối sống xanh từ những điều đơn giản nhất”, sáng ngày 29/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lễ phát động ra quân vệ sinh môi trường với sự tham gia tích cực của cán bộ, nhân viên, người lao động Trung tâm, đặc biệt là lực lượng Đoàn viên Thanh niên.
Triển khai mô hình Dân vận khéo “Xây dựng lối sống xanh từ những điều đơn giản nhất” tại CDC Quảng Ninh
Thực hiện Kế hoạch số 726/KH-TTKSBT ngày 18/4/2025 về việc triển khai mô hình Dân vận khéo “Xây dựng lối sống xanh từ những điều đơn giản nhất” tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC), sáng ngày 29/4/2025, CDC Quảng Ninh đã tổ chức lễ phát động ra quân vệ sinh môi trường với sự tham gia đông đảo của cán bộ, nhân viên, người lao động, đoàn viên thanh niên Trung tâm, cùng đại diện Tổ dân phố và nhân dân khu phố 6A, phường Hồng Hải.
Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường năm 2025
Hưởng ứng chủ đề “Nước sạch vì một nông thôn xanh, bền vững”, từ ngày 29/4 đến 6/5/2025, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. Các hoạt động có thể kéo dài đến ngày 5/6/2025 – Ngày Môi trường Thế giới và lồng ghép với các sự kiện trọng đại như Ngày Giải phóng miền Nam (30/4) và Ngày Quốc tế Lao động (1/5).
CDC Quảng Ninh thực hiện phun diệt côn trùng gây bệnh – Giải pháp an toàn bảo vệ sức khỏe người lao động
Môi trường lao động là yếu tố quan trọng liên quan trực tiếp đến sức khỏe người lao động và có tác động lớn đến tâm lý người lao động trong thực thi công việc. Chính vì vậy, việc chăm lo, bảo vệ sức khỏe cho người lao động được đánh giá là một trong những yếu tố hàng đầu tạo nên thành công của doanh nghiệp.
Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
Nước ta vốn nằm trong vùng khí hậu nóng ẩm, nhiều cây xanh nên rất phù hợp cho sự phát triển của muỗi. Đây là loài vật gây lây truyền bệnh sốt rét, một căn bệnh từng là nỗi sợ hãi cho nhiều thế hệ người Việt Nam. Ngày nay, với những tiến bộ trong lĩnh vực y học dự phòng và điều trị, số người mắc bệnh và tử vong do sốt rét đã giảm đi nhiều. Tuy nhiên, sốt rét vẫn là một bệnh nguy hiểm, dễ mắc nếu di chuyển qua vùng dịch. Vì vậy, mỗi người đều không nên chủ quan.
Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
Từ ngày 20/4 – 26/4/2025, tại TP. Hạ Long, Ban quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ sốt rét kháng thuốc Artemisinin” giai đoạn 2024 – 2026 (RAI4E) – Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương đã phối hợp với Trung tâm Kiếm soát bệnh tật Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn chẩn đoán sốt rét bằng kính hiển vi và test chẩn đoán nhanh sốt rét cho các cán bộ phụ trách xét nghiệm sốt rét của 13 huyện/thị xã/thành phố tỉnh Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh đồng hành cùng sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên
Sức khỏe sinh sản (SKSS) giữ vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển toàn diện của mỗi cá nhân, đặc biệt là ở lứa tuổi vị thành niên và thanh niên. Giai đoạn này đánh dấu nhiều thay đổi về thể chất, tâm sinh lý, đồng thời các em cũng phải đối diện với không ít thách thức và nguy cơ liên quan đến SKSS. Trang bị kiến thức và kỹ năng đúng đắn về SKSS không chỉ giúp các em tự bảo vệ bản thân mà còn góp phần kiến tạo một xã hội khỏe mạnh và phát triển bền vững.
Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
Ngày 23/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh đã tiếp đón đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí do đồng chí Đoàn Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm về các quy trình, cách thức vận hành bệnh án điện tử.
CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
Thực hiện Kế hoạch số 362/KH-TTKSBT ngày 28/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trường học, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục đào tạo.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Vai trò của xét nghiệm nhiễm mới HIV trong kiểm soát dịch bệnh
- Chủ động phòng chống để giữ vững thành quả loại trừ sốt rét tại Quảng Ninh
- Nâng cao năng lực cho cán bộ tuyến huyện về chẩn đoán sốt rét bằng KHV và test chẩn đoán nhanh sốt rét
- Đoàn công tác Trung tâm Y tế Uông Bí đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn công tác y tế trường học cho các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng trên địa bàn tỉnh năm 2025
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện