Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên
Truyền thông chăm sóc sức khỏe vị thành niên tại tp Móng Cái
- Thưa bác sĩ, tại sao vị thành niên được coi là giai đoạn khác biệt và quan trọng trong cuộc sống của con người?
+ Vị thành niên là những em đang ở giai đoạn chuyển tiếp từ ấu thơ sang trưởng thành trong độ tuổi từ 10- 19 (theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới). Đây là giai đoạn phát triển đặc biệt và phức tạp nhất của cuộc đời mỗi con người. Trong giai đoạn này xảy ra đồng thời một loạt những thay đổi bao gồm: Sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, sự biến đổi điều chỉnh tâm lý và các quan hệ xã hội, bước đầu hình thành nhân cách nên nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác.
-Vậy, trẻ vị thành niên có những thay đổi như thế nào về thể chất và tâm lý, tình cảm, thưa bác sĩ?
+ Những thay đổi thể chất ở em gái: Ngay khi bước vào tuổi dậy thì, cơ thể các em bắt đầu phát triển nhanh hơn mức bình thường. Các em gái cao rất nhanh và khi 18 tuổi các em có thể cao bằng một người phụ nữ trưởng thành. Ngoài thay đổi về chiều cao, vú bắt đầu phát triển, mọc lông ở bộ phận sinh dục và xuất hiện mụn trứng cá ở mặt. Giai đoạn dậy thì chính thức được đánh dấu bằng lần hành kinh đầu tiên, báo hiệu trứng đã bắt đầu rụng và có khả năng có thai.
Những thay đổi về thể chất ở em trai: Khi các em trai bước vào tuổi dậy thì, đặc điểm rõ rệt nhất là sự phát triển mạnh mẽ về chiều cao và đến 17- 18 tuổi hầu hết các em đã đạt chiều cao tối đa. Cùng với sự phát triển chiều cao, dần dần xuất hiện lông mu, ria mép và mọc mụn trứng cá. Đồng thời dương vật và tinh hoàn cũng bắt đầu phát triển về kích thước. Thanh quản mở rộng, vỡ giọng nói. Tiếp đó là sự phát triển của các cơ bắp ở ngực, vai và đùi và bắt đầu có hình dáng đặc trưng của nam giới.
Từ những thay đổi lớn về thể chất, trẻ vị thành niên có những thay đổi nhiều về tâm lý:
Tính độc lập: Bắt đầu có xu hướng tách ra, ít phụ thuộc vào cha mẹ. Chuyển từ sinh hoạt gia đình sang sinh hoạt bạn bè, tín ngưỡng để đạt được sự độc lập. Đôi khi chống đối lại bố mẹ.
Về nhân cách: Cố gắng khẳng định mình như một người lớn vì vậy có những hành vi bắt chước người lớn.
Về tình cảm: Chuẩn bị cho mối quan hệ yêu đương (xuất hiện tình yêu bạn bè, khó phân biệt đâu là tình yêu, đâu là bạn bè, dễ mơ mộng, khi đổ vỡ niềm tin dễ chán nản), học cách biểu lộ tình cảm và điều khiển cảm xúc, phát triển khả năng yêu và được yêu.
Tính tích hợp: Những thông tin thu thập được từ cha mẹ, nhà trường, xã hội, bạn bè...là cơ sở để tạo ra giá trị của bản thân tạo sự tự tin và phong cách ứng xử.
Về trí tuệ: Vị thành niên thường thích lập luận, suy diễn nhìn sự vật theo quan điểm lý tưởng hóa. Giai đoạn phát triển đặc biệt này chịu ảnh hưởng rất mạnh mẽ của các điều kiện văn hóa, giáo dục, kinh tế của môi trường gia đình và xã hội, đồng thời cũng là giai đoạn gây nhiều lo ngại cho các bậc cha mẹ và cho cộng đồng.
- Hiện nay, thực trạng nạo phá thai và lạm dụng tình dục ở lứa tuổi vị thành niên rất đáng lo ngại, xin bác sĩ cho biết về những hậu quả của hành vi tình dục sớm ở lứa tuổi vị thành niên?
+ Do sự phát triển cơ thể chưa hoàn chỉnh, vì vậy hành vi tình dục ở độ tuổi vị thành niên thường không kiểm soát dẫn đến nhiều hệ lụy:
Các em gái có thể mang thai ngoài ý muốn dẫn đến tình trạng phá thai không an toàn: các em rất dễ gặp phải tai biến như băng huyết, thủng tử cung, sót rau, sót thai, nhiễm khuẩn và có thể bị tử vong do phá thai, nhất là phá thai ở những cơ sở không đủ điều kiện cung cấp dịch vụ này. Phá thai ở vị thành niên cũng dễ dẫn đến các tai biến muộn như viêm nhiễm mạn tính ở tử cung và phần phụ mà hậu quả cuối cùng là tắc ống dẫn trứng, dính tử cung dẫn đến vô sinh.
Trường hợp có thai nên phải cưới vội, sẽ vi phạm luật hôn nhân gia đình, phải sống trong bầu không khí gượng ép thiếu tôn trọng nhau, sau này dễ va chạm, xung đột. Nếu sinh con, có thể gặp tai biến như đẻ non, chết mẹ, chết con, sẽ để lại nhiều tổn thương về tinh thần cho bản thân và tình cảm trong gia đình.
Các em gái mang thai sớm dễ rơi vào tình trạng buồn bã hoặc tuyệt vọng vì chưa được chuẩn bị sẵn sàng về tinh thần cho việc mang thai và làm mẹ.
Bản thân các em sẽ phải đối diện với dư luận, sự trách móc của người thân, phải bỏ học sớm, phải đi làm sớm để nuôi con, không có cơ hội học tập để có việc làm tốt, tổn hại đến sức khỏe và kinh tế gia đình, hạnh phúc và sự nghiệp trong tương lai.
Quan hệ tình dục không an toàn có nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (lậu, giang mai, HIV, viêm gan vi rút, sùi mào gà...).
Về mặt tâm lý, việc quan hệ tình dục ở độ tuổi quá trẻ khiến các em rơi vào trạng thái lo sợ do thường xuyên phải giấu giếm, căng thẳng. Khi mắc các bệnh lây nhiễm, do ngại chia sẻ, đa số không được chữa trị kịp thời và khiến tình trạng bệnh tăng nặng hoặc gặp các biến chứng nguy hiểm.
- Theo bác sĩ, vấn đề giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên là trách nhiệm thuộc về ai? Và bác sĩ có khuyến cáo gì để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi này?
+Tuổi vị thành niên là lứa tuổi có nhiều biến đổi đặc biệt về thể chất và tâm sinh lý phức tạp. Ở lứa tuổi này, các em bắt đầu có những cảm xúc liên quan đến tình dục. Trong khi đó, các em lại chưa được trang bị các kiến thức về giới tính, tình dục, kinh nghiệm sống, đặc biệt là hành vi tự kiềm chế bản thân, dẫn đến nhiều hệ quả xấu. Trách nhiệm giáo dục vấn đề này thuộc về toàn xã hội: gia đình, nhà trường, cơ quan truyền thông, các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội…
Vị thành niên cần được giáo dục về kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, cung cấp các kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản và tình dục vị thành niên để tự hoàn thiện mình khi bước vào cuộc sống tự lập trong tương lai. Vì vậy các bậc phụ huynh, thầy cô giáo cần nắm vững kiến thức về giới tính, sức khỏe sinh sản và tình dục vị thành niên để chủ động tư vấn, trò chuyện, chia sẻ những vướng mắc của các em ở độ tuổi này,...
Cha mẹ cần gần gũi và dành nhiều thời gian cho các con, đặc biệt là giai đoạn trẻ vị thành niên. Khi giáo dục trẻ ở độ tuổi này, cha mẹ cần lưu ý:
Hãy nhẹ nhàng và bình tĩnh trong mọi trường hợp: Coi những khuyết điểm của con là những cơ hội học hỏi tích cực. Chỉ trích, rầy la, quát mắng, quở trách sẽ làm cho giao tiếp với con trở nên khó khăn và làm tổn thương lòng tự trọng của trẻ.
Giao tiếp cởi mở: Hãy sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cử chỉ nét mặt và ngữ điệu nói để giúp thể hiện rằng bạn yêu và tôn trọng trẻ nhiều như thế nào.
Tìm hiểu thế giới của con cái: Phải biết về thế giới con bạn đang sống. Trẻ cảm nhận có những áp lực nào? Với trẻ cái gì là bình thường. Cái gì là "vấn đề nhạy cảm"?. Cần quan tâm đến bạn bè của con bạn.
Hãy kiên nhẫn và lắng nghe kỹ những điều mà con bạn nói hoặc hỏi. Nếu bạn cung cấp cho con những thông tin sai lệch, trẻ có thể mất lòng tin vào bạn; nhưng sẽ tin tưởng bạn nếu bạn là nguồn cung cấp thông tin chắc chắn, chính xác và rõ ràng.
-Xin cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích!
CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
Để tỏ lòng biết ơn, quan tâm đến sức khỏe của các thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, gia đình người có công với cách mạng, trong 02 ngày từ 10- 11/4/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã phối hợp với UBND phường Hồng Hải tổ chức khám bệnh, kiểm tra sức khỏe, cấp phát thuốc miễn phí cho 210 người là đối tượng chính sách trên địa bàn phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long.
CDC Quảng Ninh tăng cường tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV
Nối tiếp nội dung của lớp tập huấn Tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025, từ ngày 09-11/04/2025, CDC Quảng Ninh tiếp tục giảng dạy các nội dung về tư vấn xét nghiệm HIV cho hơn 30 cán bộ tham gia công tác tư vấn phòng, chống HIV/AIDS tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Dịch sởi bùng phát: Nguyên nhân và giải pháp
Dịch sởi đang lan rộng trên cả nước với số ca nghi nhiễm lên đến 40.000 trường hợp và 5 ca tử vong chỉ trong ba tháng đầu năm 2025.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025