Chất BPA làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường
Các nhà nghiên cứu phát hiện hàm lượng phthlate trong nước tiểu, đây là một loại hóa chất dùng để hóa dẻo nhựa. Phthalate gây nguy cơ kháng insulin cao hơn ở trẻ. Dựa trên dữ liệu thu thập được từ một cuộc khảo sát dinh dưỡng lớn, một nhóm nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng bishenol A, hay còn gọi là BPA- được dùng để sản xuất các lon nhôm- có liên quan đến bệnh béo phì và vòng eo lớn hơn của trẻ em và thanh thiếu niên.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh, khoảng 1/6 trẻ nhỏ và thiếu niên ở Mỹ đang mắc bệnh béo phì.
“Rõ ràng chế độ dinh dưỡng không đảm bảo và việc thiếu vận động là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này. Tuy nhiên, những loại hóa chất trong môi trường đang được sử dụng ngày càng nhiều cũng có thể được coi là một nhân tố gây ra tình trạng trên”, TS. Leonardo Trasande, bác sĩ nhi khoa của Đại học New York nhận định.
Ông và các cộng sự của mình đã phân tích dữ liệu từ cuộc khảo sát dinh dưỡng và sức khỏe được thực hiện từ năm 2003 tới 2008. Cuộc khảo sát này bao gồm việc thử máu và nước tiểu của 766 thanh thiếu niên ở độ tuổi từ 12 tới 19 tuổi.
Họ phát hiện một loại hóa chất Phthalate cụ thể Di-2-ethylhexylphthalate (DEHP)- trong nước tiểu. DEHP có liên quan chặt chẽ tới khả năng kháng insulin của trẻ em- một dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện của họ không chứng minh rằng việc ăn những thực phẩm đóng gói được sản xuất từ phathalates gây ra hiện tượng kháng insulin. Chẳng hạn như trẻ em đã bị kháng insulin có những thói quen ăn uống không tốt, ăn hay uống nhiều sản phẩm đóng gói có thể khiến hàm lượng phthalate trong nước tiểu tăng cao hơn.
Nhưng Transande nói với Reuters Health rằng loại hóa chất này có thể ảnh hưởng tới cách cơ thể tiết insulin. Do vậy, ông khuyên các bậc cha mẹ nên tránh mua những đồ nhựa được sản xuất từ DEHP: “Tôi khuyên các bạn không nên dùng máy rửa bát để rửa những đồ đựng bằng nhựa và khi chúng bị hỏng, chúng ta nên vứt nó đi”.
Trong một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí Pediatrics, TS. Joyce Lee đến từ trường đại học Michigan ở Ann Arbor và các cộng sự của bà đã dùng số liệu điều tra dinh dưỡng từ năm 2010 và các biện pháp y tế khác để đánh giá mức độ BPA trong nước tiểu của trẻ từ 6 đến 18 tuổi. Nghiên cứu được phân tích trên 3.370 trẻ em, BPA ,một loại hóa chất công nghiệp gần giống với hoóc môn Estrogen trong cơ thể, không phải là nguồn gốc dẫn đến kháng insulin hay lượng đường trong máu.
Tuy nhiên, trẻ có lượng BPA cao có nguy cơ mắc béo phì. 18% trong số trẻ em tham gia nghiên cứu đã bị béo phì, kết luận dựa trên biểu đồ tăng trưởng CDC. 25% số trẻ có BPA cao và có khả năng bị béo phì gấp đôi so với những trẻ có lượng BPA thấp. Nghiên cứu cũng cho biết thêm về mối lo ngại của người tiêu dùng về hóa chất BPA có trong thức ăn.
Tiến sĩ Lee cho biết: “Có rất nhiều loại hóa chất được sử dụng trong các sản phâm dành cho trẻ em, trong đó bao gồm cả chất BPA và những chất mà trẻ em vẫn đang tiếp xúc hàng ngày mà việc nó có gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ hay không vẫn chưa được xác minh. Mặc dù, những bằng chứng về hóa chất BPA và những tác hại về sức khỏe mà nó có thể gây ra vẫn chưa rõ ràng, nhưng với vai trò là một bác sĩ, tôi muốn khuyên các bậc cha mẹ nên để con em mình tránh sử dụng và cố gắng giảm thiểu tối đa thời gian tiếp xúc với nhựa có chứa hóa chất BPA. Tránh sử dụng đồ nhựa trong lò vi sóng vì thức ăn sẽ dễ bị ngấm hóa chất ở nhiệt độ cao”.
Năm ngoái, Cơ quan Quản lý về Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ(FDA) đã cấm sản xuất các bình sữa của trẻ em có chứa hóa chất BPA, nhưng sau đó, cơ quan này cũng chưa có đủ bằng chứng thuyết phục để lệnh cấm được ban hành rộng rãi, đồng thời cũng chưa đặt ra những quy định về chất phthalates trong các loại hộp đựng thức ăn.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm
Nâng cao năng lực cho hệ thống y tế cơ sở trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng là giải pháp chiến lược đang được ngành y tế tỉnh Quảng Ninh hướng đến.
Hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 – Nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh đái tháo đường
Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 1991 và đã trở thành một ngày chính thức của Liên hợp quốc vào năm 2006. Đây là dịp để nhắc nhở và nâng cao nhận thức của cộng đồng toàn cầu về sự nguy hiểm của căn bệnh này, tạo ra một môi trường hỗ trợ toàn diện cho người bệnh – không chỉ về mặt y tế mà còn về tinh thần và xã hội.
Người trẻ tuổi ngày càng dễ mắc đái tháo đường type 2
Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa với đặc điểm tăng đường huyết mạn tính, do cơ thể không sản xuất đủ insulin, sử dụng insulin không hiệu quả, hoặc cả hai. Hậu quả lâu dài của bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, mạch máu, thận, mắt và hệ thần kinh.
Ba thói quen tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học xác định ba yếu tố ăn uống tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 gồm: ăn ít ngũ cốc, ăn nhiều gạo và thịt chế biến sẵn.
Những thói quen ăn sáng tốt nhất để giảm lượng đường trong máu
Cách bạn bắt đầu ngày mới có thể ảnh hưởng lâu dài đến lượng đường trong máu của bạn.
Đi bộ sau bữa ăn giúp ích gì cho người bệnh tiểu đường?
Theo một số nghiên cứu gần đây, việc đi bộ sau khi ăn sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh tiểu đường.
Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), 37,3 triệu người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường (11,3% dân số) và 96 triệu người bị tiền tiểu đường (38,0% dân số trưởng thành).
Mức đường huyết bình thường ở người bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh đái tháo đường nên kiểm soát lượng đường trong máu 80-130 mg/dL khi đói và dưới 180 mg/dL khoảng 1-2 giờ sau ăn.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025