Chất độc ngâm thực phẩm: Các bộ đều bó tay?
Thịt gà, tim, gan... đều ướp
Theo ghi nhận của PV ANTĐ, từ đầu tháng 4-2013 đến nay, các lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường, CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV - CATP Hà Nội đã liên tiếp phát hiện, bắt giữ gần 10 vụ đối tượng vận chuyển nội tạng động vật, gia cầm đã qua sơ chế không rõ nguồn gốc, nhiều khả năng “nhập chui” từ nước ngoài vào Việt Nam, về Hà Nội tiêu thụ hoặc trung chuyển đi nơi khác.
Mới đây nhất, sáng 20-4, Phòng CSĐT tội phạm về TTQLKT&CV - CATP Hà Nội, phối hợp với Đội QLTT số 17 - Chi cục QLTT Hà Nội phát hiện, bắt quả tang Ngô Văn Thanh (SN 1975), trú tại xã Tiên Dược, huyện Sóc Sơn điều khiển xe ô tô tải BKS: 30Z-5780, chở 21 thùng xốp, ngoài có dán nhãn ghi chữ Trung Quốc, trong chứa nội tạng động vật, gia cầm đã qua sơ chế, tất cả đều ngâm - tẩm trong một dung dịch “lạ”, khả năng là hóa chất bảo quản chống ôi thiu.
Làm việc với cơ quan công an, lái xe Thanh khai nhận, được một người thuê chở số nội tạng, gia cầm ngâm hóa chất “lạ” trên từ khu công nghiệp Nội Bài (Hà Nội), về Hưng Yên tiêu thụ.
Nội tạng động vật được ngâm, tẩm trong hóa chất “lạ”. |
Thống kê, phân tích gần 10 vụ bắt giữ thực phẩm “bẩn” từ đầu tháng 4-2013 đến nay, đại diện Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường khẳng định, thủ đoạn vận chuyển “hàng bẩn” đang có nhiều thay đổi. Ngoài vụ bắt giữ hơn 1 tấn nội tạng, gia cầm đã qua sơ chế, các vụ việc bị phát hiện trước đó có số lượng nhỏ lẻ (từ 300-400kg).
Để tránh bị lực lượng chức năng phát hiện, các đối tượng buôn thực phẩm “bẩn” đang xé lẻ hàng gửi trên xe khách chất lượng cao, chứ không thuê xe tải “đánh” chuyến lớn như trước kia. Trinh sát Đội PCTP trong lĩnh vực y tế - VSATTP (Đội 6), Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường khẳng định: thực phẩm “bẩn” tuồn về bán ở Hà Nội đã giảm đáng kể.
Hiện “hàng” (gia cầm) chủ yếu trung chuyển về Thủ đô để đi các tỉnh lân cận, còn nội tạng động vật (tim, gan, phổi, lòng) phần lớn được xé lẻ, gửi xe khách chất lượng cao lên một số tỉnh phía Bắc, vào các nhà hàng để chế biến món Thắng Cố đặc sản. Phương thức, thủ đoạn vận chuyển khác nhau, song các vụ bắt giữ đều có điểm chung, thực phẩm đều đã qua ngâm - tẩm trong dung dịch “lạ”.
Hơn 20 ngày qua, Công an Hà Nội phát hiện khoảng 10 vụ vận chuyển thực phẩm “bẩn”. |
Hóa chất... độc
Thông tin với PV ANTĐ về những loại dung dịch ngâm - tẩm thực phẩm này, Thiếu tá Ngô Anh Thuấn - Đội phó Đội 6, Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường cho biết: Vài năm trước thực phẩm “bẩn” - chủ yếu là nội tạng động vật, “nhập chui” vào Việt Nam đa phần ướp formaldehyde (chất chống ôi thiu).
Tuy nhiên những năm trở lại đây, quá trình kiểm tra, bắt giữ các vụ vận chuyển thực phẩm “bẩn”, lực lượng công an lấy mẫu gửi cơ quan chuyên môn kiểm tra, không còn phát hiện loại hóa chất độc hại này. “Thực phẩm nhập lậu, đi đường dài nên chắc chắn có hóa chất chống ôi thiu, nhưng nó là loại gì, độc hại ra sao thì cơ quan chức năng chưa biết” - đại diện Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường cho biết.
Thiếu tá Ngô Anh Thuấn cho hay, lực lượng công an rất cố gắng để tìm ra tên loại hóa chất mới này, nhưng vẫn như “mò kim đáy bể”. Theo chỉ huy Đội 6, mỗi mẫu thực phẩm “bẩn” khi gửi đi phân tích, lực lượng chức năng phải “gợi ý” cho cơ quan kiểm nghiệm, kiểm tra theo các chỉ tiêu yêu cầu, bởi máy móc tại các phòng xét nghiệm không tự “đọc”, tự tìm ra được tên hóa chất. Không chỉ tập trung bắt giữ nội tạng động vật, gia cầm “bẩn”, các lực lượng CATP cũng đang ráo riết xác minh, làm rõ đường dây vận chuyển sản phẩm động vật, gia cầm như: sụn gà, sụn lợn... có dấu hiểu “thẩm lậu” từ nước ngoài, không qua kiểm dịch vào Việt Nam.
Hoa quả từ các tỉnh biên giới phía Bắc “chảy” về các chợ lớn tại Hà Nội cũng nằm trong “nghi án” tẩm ướp hóa chất. Đơn vị đang có kế hoạch kiểm tra một số xe hoa quả từ biên giới về bán tại chợ Long Biên, song trước khi triển khai, trinh sát phải khoanh vùng cho được tên một số hóa chất bảo quản nghi vấn, gửi mẫu đi phân tích, trên cơ sở đó mới có căn cứ xử lý, cảnh báo tới người tiêu dùng - đại diện Phòng Cảnh sát PCTP về môi trường cho biết thêm.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)