Chất lượng nước ăn uống: Quy định chặt chẽ, giám sát lỏng lẻo

Cán bộ Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội lấy mẫu nước sinh hoạt để kiểm nghiệm
Giảm chỉ tiêu xét nghiệm bắt buộc
TS Doãn Ngọc Hải, Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cho biết, hiện nay việc giám sát chất lượng nước ăn uống ở nước ta được thực hiện theo Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 01:2009/BYT) đã được Bộ Y tế ban hành từ năm 2009. Tuy nhiên, sau 6 năm thực hiện quy chuẩn này bắt đầu bộc lộ nhiều bất cập. Dù bộ quy chuẩn đưa ra đến 109 chỉ tiêu giám sát chất lượng nước, song trên thực tế, tần suất kiểm tra, giám sát chất lượng các chỉ tiêu về nước ăn uống nói trên không được thực hiện đầy đủ do phần lớn các đơn vị cấp nước, các Trung tâm Y tế dự phòng (TTYTDP) của các địa phương không đủ năng lực xét nghiệm đầy đủ.
Cụ thể, hầu hết các nhà máy cấp nước, các TTYTDP tỉnh, thành phố chỉ có khả năng kiểm tra được 15 chỉ tiêu nhóm A (E.coli, Coliform, Asen, Florua…) và một số chỉ tiêu nhóm B, đa số những chỉ tiêu chất lượng nước cần giám sát còn lại của nhóm B (hàm lượng chì, thủy ngân…) rất ít đơn vị thực hiện được.
Ông Cao Văn Quý, Phó Giám đốc Công ty Cấp nước Hải Phòng chia sẻ, hiện nay ngoài các chỉ tiêu chất lượng nước ở mức giám sát A và một số ít chỉ tiêu giám sát mức độ B, còn lại muốn giám sát mức độ B và C, Hải Phòng đều phải gửi mẫu đến các viện của trung ương để xét nghiệm, vừa tốn kém vừa rất mất thời gian. Tương tự, trước đó một đơn vị cấp nước tại Thừa Thiên - Huế cũng phản ánh, có tới 38 chỉ tiêu trên tổng số 109 chỉ tiêu quy định về chất lượng nước ăn uống không hề thay đổi trong suốt 15 năm qua, vậy mà họ vẫn phải tiến hành kiểm tra, giám sát, gây lãng phí nguồn lực không nhỏ.
Qua rà soát, dự thảo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống lần này đã giảm từ 109 chỉ số giám sát ở quy chuẩn 01:2009/BYT xuống chỉ còn 94 chỉ số. Bà Lê Thái Hà, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường cho biết, 16 chỉ tiêu được bỏ đi là những chỉ số không có bằng chứng ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc các số liệu thống kê cho thấy hàm lượng trong nước thấp hơn rất nhiều lần so với mức có thể ảnh hưởng. Dù vậy, các chuyên gia cho rằng số chỉ tiêu này vẫn còn lớn nên tiếp tục rà soát và giảm bớt cho hợp lý.
Siết chặt nhưng phải khả thi
Một điểm mới đáng chú ý khác là Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước ăn uống sửa đổi lần này phân loại rõ 4 đối tượng áp dụng quy chuẩn và quy định lại tần suất giám sát, trách nhiệm của các đơn vị trong công tác kiểm tra chất lượng nước… Cụ thể, về đối tượng áp dụng, quy chuẩn này quy định cả nhóm cá nhân, hộ gia đình không sử dụng nước cho mục đích kinh doanh, tự khai thác nước ngầm, nước mặt để ăn uống và sinh hoạt cũng phải thực hiện.
Về tần suất kiểm tra, Quy chuẩn yêu cầu các cơ sở khai thác và kinh doanh nước phải tự kiểm tra định kỳ lại toàn bộ các chỉ tiêu chất lượng nước thuộc mức độ giám sát A ít nhất 1 lần/tuần, kiểm tra các chỉ tiêu mức độ giám sát B ít nhất 1 lần/6 tháng; TTYTDP các tỉnh, thành phố phải định kỳ kiểm tra các cơ sở cấp nước đang áp dụng khoa học công nghệ an toàn các chỉ số mức độ giám sát A, B ít nhất 1 lần/năm và các chỉ số giám sát C ít nhất 1 lần/2 năm; cùng đó kiểm tra đột xuất khi phát hiện nguồn nước có nguy cơ bị ô nhiễm hoặc xảy ra sự cố bất thường trên hệ thống xử lý nước, hệ thống phân phối nước sau xử lý…
Tuy nhiên, góp ý vào dự thảo, PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế cho rằng bộ quy chuẩn đã quá tham vọng và ôm đồm khi quy định cả các quy chuẩn hành chính. Theo ông Nguyễn Huy Nga, quy chuẩn kỹ thuật mà lại quy định cả các nội dung hành chính về tần suất kiểm tra giám sát, đơn vị chỉ đạo thanh tra, kiểm tra, giám sát… là không hợp lý mà phần này nên đưa vào thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế.
Mặt khác, về đối tượng áp dụng của quy chuẩn cũng phải cân nhắc lại, nhất là không nên đưa hộ gia đình vào diện quy chuẩn này. “Đã là quy chuẩn thì phải thực hiện, không thực hiện thì phải xử phạt. Hiện nay hộ gia đình tự khai nước nước giếng, nước mưa để ăn uống, chẳng nhẽ lại xuống kiểm tra, lấy mẫu nước phát hiện có E.coli, Coliform thì xử phạt. Lúc đó muốn xử phạt cũng không dễ mà không xử phạt thì hóa ra luật pháp không nghiêm” - PGS.TS Nguyễn Huy Nga phân tích.
Ông Dương Chí Nam, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế cho biết, những lo ngại nói trên là rất có cơ sở. Ban soạn thảo dự thảo Quy chuẩn sẽ tiếp thu và tiếp tục lấy ý kiến trước khi trình Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước ăn uống áp dụng cho giai đoạn tới, đảm bảo vừa kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước vừa có tính khả thi.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Cảnh báo: Bệnh dại có thể ủ bệnh đến … 2 năm
- Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
- ẤN TƯỢNG CDC QUẢNG NINH TẠI HỘI DIỄN NGHỆ THUẬT QUẦN CHÚNG NGÀNH Y TẾ NĂM 2025
- Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giành Giải Ba toàn đoàn tại Hội diễn Nghệ thuật quần chúng Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
- Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
- Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)