Châu Âu cảnh báo vi khuẩn 'lỳ' thuốc kháng sinh
Việc lạm dung kháng sinh đã dẫn tới sự gia tăng số lượng các bệnh nhiễm trùng không đáp ứng với tất cả các loại thuốc, các chuyên gia nhấn mạnh. Điều này sẽ khiến những căn bệnh thông thường nhất cũng trở nên nguy hiểm vì không có thuốc hiệu quả.
Mặc dù từ 2 năm trước, Tổ chức Y tế Thế giới đã coi tình trạng kháng thuốc kháng sinh là một trong 3 nguy cơ đe dọa sức khỏe thế giới, nhưng từ đó đến nay, rất ít động thái ngăn chặn được đưa ra, giáo sư Laura Piddock, từ Đại học Birmingham và là Chủ tịch Hiệp hội hóa trị kháng khuẩn Anh cho biết trên Telegraph.
Viết trên tạp chí The Lancet Infectious Diseases, bà cho rằng: "Sự mất dần các loại thuốc có tác dụng diệt khuẩn đã mang đến bóng ma về những bệnh nhiễm trùngkhông thể chữa khỏi. Để ngăn ngừa cơn khủng hoảng này, cần có hành động ngay lập tức".
Báo cáo của bà đưa ra trùng thời điểm với Ngày cảnh báo về kháng sinh ở châu Âu, và các dữ liệu cũng cho thấy có sự gia tăng các vi khuẩn siêu kháng thuốc ở châu lục này. Cuộc vận động tương tự cũng được dấy lên ở Mỹ và Canada.
Tại Anh, Bộ Y tế đưa ra hướng dẫn mới, với thông điệp: "Khởi đầu thông minh, khoanh vùng đối tượng", nhằm thúc giục các bác sĩ và y tá cân nhắc kỹ trước khi kê đơn có kháng sinh.
Giáo sư Dame Sally Davies, Trưởng bộ phận y khoa, cho biết: "Nhiều loại thuốc kháng sinh đang được kê đơn và sử dụng khi không cần đến chúng - nghĩa là thuốc kháng sinh đang mất tác dụng với tốc độ ngày một nhanh chóng".
Trong khi đó, một khảo sát đã tìm thấy một nửa số bệnh nhân đi khám vì bệnh ho, cảm lạnh, cảm cúm hoặc đau họng, đều tin chắc sẽ được kê loại thuốc này. Thực tế, phần lớn các bệnh đó do virus gây ra, không thể dùng kháng sinh để chữa.
Đó là chưa kể có sự xuất hiện của nhiều chủng khi khuẩn mới, có khả năng kháng thuốc mạnh mẽ như New Deli medallo.
"Không hành động ngay nghĩa là chỉ ít lâu nữa, chúng ta còn rất ít cách để chữa cho các bệnh nhân nhiễm trùng máu, viêm phổi, viêm đường tiết niệu...". Vì thế, theo các chuyên gia, kháng sinh phải được sử dụng thận trọng hơn, trong khi chờ các công ty dược tìm ra loại thuốc mới.
Dưới đây là 10 "mẹo" sử dụng kháng sinh đúng cách của Cơ quan bảo vệ sức khỏe Anh:
1. Hầu hết các cơn ho, cảm lạnh sẽ tự khỏi mà không cần dùng kháng sinh, và kháng sinh không đẩy nhanh quá trình hồi phục của bạn.
2. Thảo luận về lợi và hại của kháng sinh với bác sĩ - họ có thể đánh giá khi nào bạn cần đến chúng.
3. Ho có đờm không phải là lý do để dùng kháng sinh - ngay cả khi đờm màu vàng.
4. Khi bạn đau họng kèm chảy nước mũi, đờm dãi, có thể đoán rằng bệnh nhiễm khuẩn này ít đáp ứng với kháng sinh.
5. Nếu bạn bị sốt, kèm theo họng thật đỏ hoặc có mủ và cảm thấy ốm thật sự, khi đó có thể cần đến kháng sinh.
6. Nghiên cứu cho thấy một số người ngưng dùng kháng sinh trước thời hạn, có thể là dấu hiệu cho thấy họ thực ra đã không cần đến kháng sinh ngay từ đầu.
7. Luôn uống thuốc đều đặn mỗi ngày và kết thúc đủ đợt trị liệu - thường là 5 ngày. Bằng không, bạn chỉ khiến cho các chủng vi khuẩn kháng thuốc "nổi dậy" mà thôi.
8. Đừng bao giờ để dành kháng sinh còn thừa lại, một loại thuốc được kê cho một bệnh nhiễm khuẩn có thể không phù hợp cho bệnh lần sau.
9. Nếu bạn đã uống kháng sinh trong lần viêm đường hô hấp gần đây nhất, lần này hãy hỏi bác sĩ về việc hoãn kê đơn kháng sinh, và chỉ dùng nếu triệu chứng trở nặng hơn hoặc không cải thiện sau khoảng thời gian thông thường với bệnh đó - Làm như thế bạn sẽ không phải dùng kháng sinh một cách không cần thiết, nhưng nếu cần, bạn sẽ dùng nó chậm lại một chút.
10. Hãy nhớ, kháng sinh trong một số tình huống có thể là vật cứu mạng - vì thế nếu bạn hoặc con bạn rất ốm - hãy đến bác sĩ xin lời khuyên.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030
- Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024