Chế độ ăn cho người tiểu đường thừa cân
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh tiểu đường cần một chế độ ăn đặc biệt nhằm hạn chế thừa cân và tăng lượng đường trong máu. Ngoài việc tìm gặp bác sỹ dinh dưỡng để có được sự tư vấn đúng đắn, người bệnh cần chú ý tới những thực phẩm mình ăn hàng ngày.
Rau quả:
Bạn nên chọn những loại rau củ ít đường, rau tươi hoặc đông lạnh đều được. Đặc biệt, khổ qua, hay còn gọi là mướp đắng là một loại rau quả theo mùa giúp điều chỉnh mức đường trong máu và giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Khổ qua được sử dụng như một bài thuốc dân gian chữa bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khổ qua chứa một chất tựa như Insulin cực kì hữu dụng trong việc làm giảm lượng đường trong máu và rất tốt cho giảm cân.
Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng rau tươi hoặc rau đông lạnh, không nên sử dụng rau đóng hộp bởi chúng chứa lượng Natri cao. Ngoài ra, người bệnh cần hạn chế tối đa các loại rau củ sau: Dưa chua, nộm ngọt, rau có hàm lượng muối cao, rau ăn cùng nước chấm…
Trái cây tươi cũng là thực phẩm hữu hiệu trong việc ngăn ngừa những biến chứng ở mắt dẫn đến mất thị lực do bệnh đái tháo đường gây ra. Tuy nhiên bạn nên chọn các loại trái cây ít đường như dâu tây, dưa lưới, đào, cam và tránh xa chuối, xoài, nho…
Các loại đậu
Các loại đậu là thực phẩm tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, đặc biệt là các loại đậu, giúp hạn chế việc tăng nồng độ đường trong máu sau bữa ăn và giảm lượng đường trong máu, từ đó giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định.
Sữa ít béo và các sản phẩm thay thế
Những người giảm cân nên sử dụng váng sữa hoặc sữa ít béo. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường không nên dùng sữa có đường nhân tạo.
Thịt trắng
Người tiểu đường chỉ nên ăn một lượng thịt vừa phải và ăn những sản phẩm thịt trắng như thịt gà, cá... tránh các sản phẩm thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò…
Đường và các sản phẩm nhiều đường:
Đối với bệnh nhân tiểu đường, kẹo là thực phẩm “cấm kỵ” hàng đầu, bởi chúng có quá nhiều đường. Thay vì dùng chất đường hấp thu nhanh, hãy sử dụng chất đường hấp thu chậm từ thực phẩm như củ cải, hành tây... khi chế biến thành món ăn.
Chất béo no
Chất béo nói chung, đặc biệt là chất béo no (thường có nguồn gốc từ động vật), cần được hạn chế nếu bạn đang mắc bệnh tiểu đường và thừa cân. Tốt nhất, hãy chọn những thực phẩm nướng bằng lò vi sóng, tránh các đồ ăn chiên xào.
Nước ngọt, nước có ga:
Việc sử dụng những đồ uống ngọt có ga làm tăng nguy cơ béo phì, bệnh tiểu đường và bệnh tim. Vì vậy, hãy thay thế chúng bằng các loại đồ uống không calo hoặc ít calo như: nước ép cam, nước ép cà rốt, nước lọc...
Các sản phẩm tinh bột
Các loại tinh bột như bánh mỳ trắng, bột mỳ và gạo được cơ thể chuyển hóa tương đối nhanh thành đường. Vì vậy bệnh nhân tiểu đường thừa cân không nên ăn nhiều các thực phẩm này. Ngô và khoai tây cũng là các nguồn tinh bột khá lớn và nên được thay thế bằng các loại rau, đậu.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm
Nâng cao năng lực cho hệ thống y tế cơ sở trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng là giải pháp chiến lược đang được ngành y tế tỉnh Quảng Ninh hướng đến.
Hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 – Nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh đái tháo đường
Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 1991 và đã trở thành một ngày chính thức của Liên hợp quốc vào năm 2006. Đây là dịp để nhắc nhở và nâng cao nhận thức của cộng đồng toàn cầu về sự nguy hiểm của căn bệnh này, tạo ra một môi trường hỗ trợ toàn diện cho người bệnh – không chỉ về mặt y tế mà còn về tinh thần và xã hội.
Người trẻ tuổi ngày càng dễ mắc đái tháo đường type 2
Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa với đặc điểm tăng đường huyết mạn tính, do cơ thể không sản xuất đủ insulin, sử dụng insulin không hiệu quả, hoặc cả hai. Hậu quả lâu dài của bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, mạch máu, thận, mắt và hệ thần kinh.
Ba thói quen tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học xác định ba yếu tố ăn uống tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 gồm: ăn ít ngũ cốc, ăn nhiều gạo và thịt chế biến sẵn.
Những thói quen ăn sáng tốt nhất để giảm lượng đường trong máu
Cách bạn bắt đầu ngày mới có thể ảnh hưởng lâu dài đến lượng đường trong máu của bạn.
Đi bộ sau bữa ăn giúp ích gì cho người bệnh tiểu đường?
Theo một số nghiên cứu gần đây, việc đi bộ sau khi ăn sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh tiểu đường.
Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), 37,3 triệu người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường (11,3% dân số) và 96 triệu người bị tiền tiểu đường (38,0% dân số trưởng thành).
Mức đường huyết bình thường ở người bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh đái tháo đường nên kiểm soát lượng đường trong máu 80-130 mg/dL khi đói và dưới 180 mg/dL khoảng 1-2 giờ sau ăn.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025