Chế độ ăn uống là "thủ phạm" gây ung thư
Theo GS. TS Nguyễn Bá Đức, uống nhiều rượu, đặc biệt kết hợp với hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc ung thư khoang miệng, thực quản, thanh quản. Ung thư dạ dày liên quan chặt chẽ với khẩu phần ăn chứa nhiều chất hun khói, chất bảo quản thực phẩm và ít hàm lượng rau, hoa quả tươi. Chế độ ăn nhiều chất béo, ít hoa quả làm tăng tỷ lệ chết do ung thư tiền liệt tuyến, đại trực tràng, vú…Bản thân thực phẩm không gây ung thư nhưng hiện nay các chất bảo quản thực phẩm, các chất trung gian chuyển hóa, các chất sinh ra từ nấm mốc có trong thực phẩm là nguyên nhân gây ung thư.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, một số bệnh ung thư ở hệ tiêu hoá như ung thư đại tràng, ung thu dạ dày... thường xuất hiện ở những người ăn nhiều loại thịt đã qua chế biến, tẩm ướp.
- Nướng, rán là làm thực phẩm chín nhờ nhiệt độ. Thực phẩm nướng, rán… vừa chín mềm, lại thơm ngon và “ngọt” hơn. Đó là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người. Tuy nhiên, gần đây các nhà khoa học nghiên cứu cho biết, nếu thực phẩm nướng, rán đạt đến trên 200độ C, thì chỗ trực tiếp với ngọn lửa, cá, thịt… phát sinh những hợp chất Amin dị vòng là những chất được biết có khả năng gây ung thư.
Ngoài ra, khi nướng thực phẩm có chất béo thì chất này khi chảy xuống than lửa, bốc khói lên cũng sinh ra một hợp chất gây ung thư khác là các Hydrocarbon thơm đa vòng. Các chất có tiềm năng gây ung thư trên theo khói bám vào thực phẩm, làm cho nó trông cháy đen như than.
![]() |
Ảnh minh họa. |
- Thực phẩm hun khói như: thịt xông khói, gan hun khói, cá hun khói... có chứa benzopyrene gây ung thư, ăn nhiều dễ bị ung thư thực quản và dạ dày.
- Thực phẩm chiên làm gia tăng nguy cơ phát triển ung thư, đặc biệt là khi chúng chứa các loại dầu hydro hóa - chất béo transfat. Quá trình chiên kĩ hoặc chiên đi chiên lại nhiều lần sẽ tạo ra sản phẩm phụ gọi là acrylamide. Acrylamide là một khối u chứa chất độc thần kinh mạnh, có tác dụng phụ không chỉ trên não, mà cả đối với hệ thống sinh sản.Các loại thực phẩm carbohydrate cao như khoai tây dễ dàng sản xuất acrylamide trong quá trình chiên rán. Điều này là lý do tại sao khoai tây chiên, đặc biệt là khoai tây chiên kiểu Pháp bị coi là món ăn nằm trong danh mục các thực phẩm dễ gây ung thư..
- Thực phẩm bị mốc như: gạo, lúa mì, đậu, ngô, đậu phộng và các loại thực phẩm khác rất dễ ẩm mốc khi bị ô nhiễm, mốc sẽ sản xuất ra chất độc hại gây ung thư là streptozotocin aflatoxin.
Nhiều người thường cho rằng nấm mốc trong thực phẩm khô đơn giản chỉ là một dạng vi sinh vật vô hại, có thể lau rửa sạch và không ảnh hưởng gì đến chất lượng thực phẩm. Tuy nhiên, theo cảnh báo của các chuyên gia, chính những nấm mốc này lại mang mầm bệnh ung thư nguy hiểm đến tính mạng con người.
Theo các chuyên gia sức khỏe, những người ăn mặn có nguy cơ ung thư dạ dày tăng gấp 2 lần so với những người ăn nhạt. Vì thế, bạn nên chú ý đến lượng muối trong bữa ăn hằng ngày. Cần nhớ rằng, những thức ăn sẵn đã qua chế biến đều chứa nhiều muối và các chất bảo quản khác không có lợi cho sức khỏe, vì vậy, cần hạn chế đến mức tối đa.
Để giảm nguy cơ gây ung thư, các chuyên gia đều khuyên, ăn nhiều rau quả tươi hàng ngày, giảm chất béo, ăn thịt cá nạc là chính, nên thay mỡ động vật bằng dầu thực vật, dùng ít thức ăn ướp mặn, các thức ăn bảo quản lâu bằng cách hun khói, ướp muối, ngâm giấm đều không tốt. Hạn chế uống rượu và đặc biệt không để tăng cân quá mức…
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản