Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh viêm gan mạn tính
Nguyên tắc dinh dưỡng
Ăn uống đầy đủ, cân đối các chất dinh dưỡng.
Đảm bảo năng lượng: 1.800 - 1.900 kcal/ngày, trong đó:
- Chất đạm: 1 - 1,5g/kg thể trọng.
- Chất béo: 15 - 20%.
- Chất bột đường: 300 - 400g/ngày.
Nên ăn nhiều bữa nhỏ để giúp hấp thu tốt hơn.
Ăn uống đúng giờ, không để cơ thể bị đói.
Chế độ dinh dưỡng
Chất bột đường: tăng chất bột đường dễ hấp thu từ gạo, ngũ cốc, trái cây ngọt để cung cấp lượng đường cần thiết cho gan.
Chất béo:
Nên ăn những món hấp, luộc.
Nên dùng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè. Chất béo từ cá, trứng, đậu mè cũng tốt cho gan.
Hạn chế dùng các thức ăn chiên xào, nướng cháy.
Không nên dùng mỡ, nội tạng động vật.
Protein (chất đạm):
1 - 1,5 g/kg/ngày.
Sử dụng thức ăn hàm lượng đạm cao nhưng ít béo như lòng trắng trứng, thịt gà nạc, thịt heo nạc, cá, sữa tách béo…
Mỗi ngày chỉ cần 200g cá hoặc 100g thịt nạc, trứng và 1 cốc sữa là đủ.
Protein từ cá và sữa bò rất tốt cho người yếu gan vì dễ tiêu hóa.
Vitamin và khoáng chất:
Các vitamin và khoáng chất rất cần thiết cho gan.
Nên dùng rau củ và trái cây tươi, mềm, ít xơ, nhiều ngọt để cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất,
Mỗi ngày nên ăn ít nhất một loại rau có màu xanh đậm và một loại rau có màu cam (cà rốt, cà chua, bí đỏ...). Trái cây giàu Viatmin C như cam, quýt…
![]() |
Sữa: nên dùng khoảng 1 - 2 ly sữa/ngày để cung cấp thêm nguồn đạm, canxi, vitamin D cho cơ thể (sữa đậu nành, sản phẩm sữa bò đã tách béo, sản phẩm sữa bò có thành phần chất béo nguồn gốc thực vật), không nên dùng các loại sữa bò nguyên kem. Có thể dùng các chế phẩm từ sữa như: yaourt, phômai…
Cần tránh: những thực phẩm lạ dễ gây dị ứng, tránh ăn thực phẩm ôi thiu, các chất phụ gia độc hại, phẩm màu tổng hợp, các chất bảo quản thực phẩm.
Không dùng gia vị, rượu, bia, chất kích thích...
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.