Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy cấp
Thế nào là tiêu chảy cấp?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy như ngộ độc thực phẩm do Salmonella, tụ cầu, nhiễm khuẩn, nhiễm virus, ký sinh trùng, hóa chất độc hại hay do ăn uống không hợp vệ sinh gây ra.
Nếu các bà mẹ thấy con mình đi phân lỏng 3 lần trong một ngày và dưới 14 ngày, thường là dưới 7 ngày, phân không thấy máu; trẻ sốt, khát nước, biếng ăn, nôn trớ, đau bụng thì có thể kết luận bé đã bị tiêu chảy cấp.
Theo các chuyên gia của Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh - Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, việc sinh hoạt, ăn uống không vệ sinh cộng thêm thời tiết giao mùa khiến tiêu chảy cấp lây lan nhanh hơn. Thông thường tiêu chảy lây truyền bằng đường phân - miệng thông qua thức ăn, nước uống ô nhiễm hay do trẻ tiếp xúc trực tiếp với phân đã nhiễm khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, việc không rửa tay sau khi đi ngoài, trước khi ăn hay để trẻ bò chơi ở vùng đất bẩn có dính phân người hoặc phân gia súc cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh này.
Ngoài ra, việc không nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 4 - 6 tháng đầu, cai sữa trước 1 tuổi hay cho trẻ ti bình cũng là một trong các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy ở trẻ nhỏ.
Đặc biệt, các chuyên gia của Phòng khám Dinh dưỡng 70 Nguyễn Chí Thanh cảnh báo rằng, những trẻ bị suy dinh dưỡng nhất là những trẻ suy dinh dưỡng nặng có nguy cơ mắc tiêu chảy kéo dài và nặng hơn, dễ bị tử vong hơn so với những trẻ khác.
Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em thông qua chế độ dinh dưỡng
Để rút ngắn thời gian mắc bệnh tiêu chảy, giảm bớt tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong, phải bổ sung nước và điện giải bằng đường uống và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nuôi dưỡng có tác dụng thúc đẩy sự phục hồi sớm niêm mạc ruột, làm cho chức năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng chóng phục hồi, cụ thể như sau:
Thứ nhất, cần nhanh chóng bù nước, điện giải cho trẻ bị tiêu chảy. Càng tiêu chảy nhiều càng phải cho uống nhiều nước và ưu tiên uống các loại nước như: nước rau, nước cháo, nước quả tươi, Oresol…
Đối với những trẻ có dấu hiệu mất nước, các bậc cha mẹ cần lập tức cho trẻ uống Oresol theo liều lượng như sau: trẻ dưới 2 tuổi uống 50 - 100ml; trẻ từ 2 đến 10 tuổi uống 100 - 00ml; trẻ trên 10 tuổi uống theo nhu cầu. Lưu ý, số lượng dung dịch cần uống (ml) = cân nặng (kg) của trẻ x 75.
Thứ hai, về việc lựa chọn thực phẩm cho trẻ bị tiêu chảy cấp: Tuyệt đối không cho trẻ ăn cháo muối hoặc bột muối. Cho ăn đầy đủ bốn nhóm thực phẩm như hàng ngày. Không cho trẻ ăn những thực phẩm cứng như rau già, thịt nhiều gân xơ...Nên dùng thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như: trứng tươi, cá tươi, thịt nạc tươi…Các thực phẩm có tác dụng điều trị tiêu chảy tốt như cà rốt, chuối ương, hồng xiêm cũng cần ưu tiên cho trẻ dùng.
Đặc biệt, tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn chứa nhiều đường vì chúng có thể làm tăng tiêu chảy do tăng áp lực thẩm thấu trong đường ruột, kéo theo nước trong tế bào vào lòng ruột.
Đối với những trẻ đang bú sữa mẹ nhưng mẹ lại không có sữa thì cần cho trẻ uống và ăn như trẻ cùng độ tuổi có sữa mẹ. Lưu ý thay bữa sữa mẹ bằng sữa bò hoặc sữa đậu nành với công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn, nhưng pha loãng ½ trong vòng 2 ngày.
Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng chế độ ăn thích hợp. Với trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ thì tiếp tục cho trẻ bú bình thường và tăng số lần bú. Trẻ ngoài 6 tháng tuổi ngoài sữa mẹ và sữa thay thế cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt tươi, cá tươi, trứng tươi, sữa...và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần ăn.
Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm...để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C...
Bên cạnh đó, cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ ngày hoặc nhiều hơn. Để giúp cho trẻ phục hồi nhanh và tránh suy dinh dưỡng, sau khi khỏi tiêu chảy cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong vòng 2 tuần liền.
Đặc biệt, cần chăm sóc trẻ với chế độ dinh dưỡng toàn diện và hợp lý để trẻ phát triển một cách tối ưu, có sức đề kháng tốt đối với bệnh tật.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản