Chủ động bảo vệ sức khỏe trong mùa bão lụt
Nhiều bệnh truyền nhiễm có cơ hội phát sinh và phát triển thành dịch, đe dọa sức khỏe cộng đồng. Để chủ động giảm nhẹ tổn thất do bão, lụt gây ra, cần tập trung làm tốt những việc sau đây.
Trước khi xảy ra bão, lụt
Tại những vùng ngoài đê, những vùng thường xuyên có bão lụt, lũ quét hoặc dự kiến bão sẽ đi qua và những vùng phân lũ, cần:
- Tiếp tục tu bổ đê điều, sửa chữa nhà cửa, kho tàng cho chắc chắn, chặt bớt cành cây những cây to gần nhà, gần đường dây điện có nguy cơ bị bão quật đổ. Di chuyển ngay những kho tàng nằm trong vùng dự kiến phân lũ, những vùng trọng điểm, những vùng xung yếu.
- Kiểm tra công tác bảo quản ở các kho hóa chất bảo vệ thực vật, diệt côn trùng. Nếu kho thuốc đặt ở nơi đất thấp cần chuyển lên nơi cao trước khi vào mùa lũ lụt.
- Sở y tế, trung tâm y tế các huyện, các bệnh viện, các cơ sở y tế nằm trong vùng trọng điểm cần có kế hoạch chủ động tăng cường, phối hợp, chi viện cho cơ sở về cán bộ, phương tiện cấp cứu, trang bị đủ cơ số thuốc chữa bệnh, phòng chống dịch, tổ chức các đội cấp cứu lưu động sẵn sàng ứng cứu cho những vùng bị lũ lụt chia cắt.
- Trạm y tế xã, cán bộ y tế thôn bản cần lập kế hoạch bảo đảm sức khỏe cho nhân dân trong phạm vi địa bàn mình phụ trách, sẵn sàng phương tiện hộ sinh, cấp cứu tại chỗ, kịp thời giải quyết các tai nạn ở hiện trường; đồng thời hướng dẫn cho nhân dân cách đề phòng và sơ cứu một số tai nạn như: điện giật, đuối nước, rắn cắn, cảm lạnh, đau mắt đỏ; cách tiệt khuẩn nước, tẩy uế phân...
- Trong tủ thuốc gia đình, nên có sẵn một số thuốc thông thường như: thuốc trị cảm sốt, thuốc kháng sinh đường ruột, thuốc nhỏ mắt, thuốc sát khuẩn, bông, băng... để dùng ngay khi cần, nhất là những lúc đêm hôm, mưa to gió lớn, không có cán bộ y tế.
- Chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện (tàu, thuyền, mảng...) chủ động hộ đê, cứu hộ người và tài sản; chuẩn bị sẵn các vật liệu như: tre, nứa, tranh, lá, giấy dầu, ni-lông, vải bạt... để dựng lán trại ở nơi sơ tán; chuẩn bị sẵn lương khô ăn trong những ngày phải sơ tán.
- Các nguồn phân (cả phân người và phân gia súc) phải được ủ sớm hoặc chôn sâu. Có sẵn bô, vại để đại tiện trong những ngày ngập lụt.
- Có thùng, vại, chum... trữ sẵn nước; chuẩn bị sẵn củi, than, dầu hỏa, bếp dầu... để nấu ăn trong những ngày nước ngập. Có sẵn phèn chua, cloramin B hoặc clorua vôi để sát khuẩn nước và vôi bột hoặc vôi cục để tẩy uế phân.
- Duy trì nếp sống vệ sinh, thực hiện ăn chín, uống nước đã đun sôi; không ăn rau sống, không uống nước lã; rửa tay trước khi ăn; tích cực diệt ruồi, muỗi, chuột.
- Theo dõi chương trình dự báo thời tiết trên radio hoặc tivi để chủ động đối phó khi thời tiết biến chuyển theo chiều hướng xấu. Thường xuyên kiểm tra, bổ sung cho công tác chuẩn bị, chủ động đề phòng bão lụt ngay từ khi có tin bão xa. Chấp hành nghiêm chỉnh lệnh sơ tán, di dời tạm thời ra khỏi vùng có nguy cơ bão đổ bộ hoặc lũ quét.
Trong cơn bão và trong vùng bị ngập lụt
Do thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể mệt mỏi cộng thêm việc ăn ở tạm bợ, thiếu thốn, lại phải dầm mưa dãi nắng, ngâm mình lâu dưới nước, lao động nặng nhọc và khẩn trương nên dễ bị cảm lạnh, say nắng, quá sức... Điều kiện vệ sinh lại không bảo đảm, các dịch bệnh đường ruột (tiêu chảy, lỵ, thương hàn...) và các bệnh do muỗi truyền như: sốt rét, sốt xuất huyết có cơ hội phát sinh. Vì vậy, mọi người cần chú ý:
- Khi làm nhiệm vụ cứu vớt tài sản, di chuyển đồ đạc, cần có đủ mũ, nón, nilông che mưa, nắng. Tránh ngâm mình quá lâu dưới nước, nhất là các cụ già, em nhỏ và phụ nữ có thai. Khi bị ướt, phải lau khô người và thay quần áo ngay.
- Lán trại phải gọn gàng, sạch sẽ, che được mưa nắng; phải thường xuyên nằm màn để tránh bị muỗi đốt.
- Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa thuyền, mảng trước khi bơi, đẩy, để bảo đảm an toàn trong khi di chuyển hay làm nhiệm vụ, tránh xảy ra đắm thuyền, lật mảng gây đuối nước, chết người. Khi chuyển người ra khỏi vùng ngập nước, cần có phương tiện phòng hộ cho người làm nhiệm vụ và người dân như áo phao cứu nạn.
- Thường xuyên kiểm tra kỹ lán trại đề phòng rắn rết “sơ tán” lên các gò đống, mặt đê, hay chui vào các đống đồ dùng gia đình... để tránh bị rắn cắn.
- Tự giác thực hiện ăn chín, uống nước đã đun sôi; không uống nuớc đồng, không uống nước lã, không ăn rau sống, không ăn các thức ôi thiu, không ăn thịt súc vật ốm, chết vì bệnh.
Trong trường hợp không còn nguồn nước nào khác, bắt buộc phải dùng nước ngập thì phải xử lí vệ sinh đúng cách nguồn nước này trước khi dùng vào việc ăn uống.
- Không phóng uế bừa bãi. Các hố xí tạm thời cũng phải được sử dụng và bảo quản sạch sẽ, tránh ruồi nhặng; hàng ngày nên đổ vôi bột để tẩy uế và diệt dòi. Những nơi không thể làm hố xí có thể đào hố sâu, bỏ tro hoặc lấp đất kín sau mỗi lần đi ngoài.
- Tích cực diệt ruồi, muỗi, chuột.
- Khi thấy trong vùng có nhiều người bị rối loạn tiêu hóa hoặc sốt cao... phải báo ngay cho y tế thôn bản biết để xử trí kịp thời.
- Đang cơn bão nếu không có nhiệm vụ, tuyệt đối không được tự ý bỏ nơi sơ tán quay về nhà để tránh “sự cố” trên đường hay tại nhà do bão lụt hay lũ quét bất chợt ập tới.
Những ngày sau bão, lụt
Bão, lụt cuốn trôi phân, rác, xác chết gia súc, gia cầm... làm nguồn nước và môi trường bị ô nhiễm nặng, nếu không xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do vậy, ngay khi nước bắt đầu rút cần tập trung sức khắc phục hậu quả, thực hiện nước rút đến đâu tổng vệ sinh ngay đến đó.
- Tiến hành sửa sang nhà cửa, cọ rửa nền, tường, sàn nhà; tìm kiếm súc vật chết đem chôn. Tu sửa gấp các công trình vệ sinh (hố xí, giếng nước) đã bị hư hại. Cọ rửa sạch các bể chứa, chum vại chứa nước. Thau rửa, tẩy uế các giếng nước bị ngập: tát cạn nước, vét sạch bùn, đất, cọ rửa sạch thành giếng và miệng giếng, trát kín những chỗ nứt nẻ ở thành giếng rồi làm trong nước giếng bằng phèn chua và khử khuẩn bằng cloramin B hoặc clorua vôi. Cho dù nước giếng đã được khử khuẩn, khi dùng vào việc ăn uống vẫn phải đun sôi, nấu chín.
- Tích cực thực hiện vệ sinh ăn uống, nằm màn tránh muỗi đốt; tránh làm việc quá sức; chủ động phòng ngừa các bệnh: tiêu chảy, bệnh ngoài da, đau mắt đỏ, sốt xuất huyết...
Công việc trong bão, lụt đã căng thẳng, khẩn trương, phải vật lộn ngày đêm với bão lũ. Sau bão, lụt công việc lại bề bộn, nhiều việc phải làm, do vậy mỗi nhà, mỗi người cần phải sắp xếp công việc cho hợp lí, việc gì phải làm trước việc gì có thể làm sau, đồng thời phải chú ý giữ gìn sức khỏe, tránh để xảy ra quá sức, bệnh tật.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
Phòng ngừa những bệnh thường gặp trong mùa đông xuân
Thời tiết đông xuân lạnh ẩm không chỉ tạo điều kiện cho các loại virus, vi khuẩn phát triển mà còn làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và tiêu hóa; thời điểm này thường diễn ra nhiều lễ hội, mọi người gia tăng tiếp xúc gần nên có nguy cơ bùng phát dịch bệnh càng cao. Mọi người cần trang bị một số kiến thức cơ bản về dịch bệnh mùa đông xuân như:
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Phường Hà Phong: Truyền thông, phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe người cao tuổi
Ngày 05/10/2024, Trạm Y tế phường Hà Phong, thành phố Hạ Long phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể tổ chức truyền thông, hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ, kỹ năng phòng bệnh ở người cao tuổi tại các khu phố trên địa bàn.
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (viết tắt là PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh