Chủ động phòng ngừa, giảm tử vong do sốt rét tiểu huyết cầu tố
Dấu hiệu sốt rét tiểu huyết cầu tố
Các nhà khoa học đã xác định sốt rét tiểu huyết cầu tố là một thể bệnh nặng nhưng có trường hợp nhẹ, người bệnh tự đến bệnh viện. Loại sốt rét tiểu huyết cầu tố “tự phát” được phát sinh, phát triển từ bệnh sốt rét thường có diễn biến nặng hơn so với loại sốt rét tiểu huyết cầu tố “thứ phát” do nguyên nhân sử dụng thuốc sốt rét. Đặc điểm sốt rét tiểu huyết cầu tố do bệnh sốt rét thường có các đặc điểm như có nhiều cơn sốt và nhiều cơn huyết tán tái diễn; hồng cầu bị tụt nhanh, vàng da và niêm mạc nhiều, hay có biến chứng suy thận cấp. Vì vậy, việc phát hiện dấu hiệu sốt rét tiểu huyết cầu tố giúp cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh kịp thời; giảm được biến chứng suy thận cấp và hạn chế tử vong.
Phát hiện sốt rét tiểu huyết cầu tố cần căn cứ vào các yếu tố nghi ngờ như mấy ngày đầu bệnh nhân đang sốt với mức độ vừa phải bỗng nhiên sốt cao vọt lên; những cơn rét trước đó cũng chỉ xảy ra vừa phải nhưng đột nhiên có cơn rét run dữ dội. Có triệu chứng nôn nhiều, nôn ra “mật xanh, mật vàng”. Bệnh nhân có triệu chứng đau nhiều ở ngang lưng, đau dọc cột sống lưng, đau vùng hai bên hạ sườn. Dấu hiệu da, niêm mạc nhợt nhạt rất nhanh, xuất hiện ánh vàng ở mắt. Người bệnh có cảm giác bứt rứt, vật vã, trăn trở trên giường, buồn bực chân tay, choáng váng chóng mặt, xao xuyến, hốt hoảng khác mọi ngày. Ở một số trường hợp, bệnh nhân đi tiểu thấy nóng buốt ở niệu đạo.
Khi phát hiện những yếu tố nghi ngờ trên, cần quan sát và xét nghiệm ngay nước tiểu của người bệnh; kiểm tra huyết cầu tố niệu; nếu cần phải thông tiểu ngay để lấy nước tiểu đem đi xét nghiệm khẩn cấp.
Chữa trị thế nào?
Thực tế trên lâm sàng, nếu bệnh nhân bị sốt rét tiểu huyết cầu tố do chính bệnh sốt rét gây nên thì phải dùng thuốc sốt rét có hiệu lực cao. Thuốc được dùng là thuốc phối hợp có dẫn chất artemisinin như dihydroartemisinin - piperaqquin, biệt dược là arterakine, CV artecan. Nếu tiểu huyết cầu tố do nguyên nhân trực tiếp của thuốc sốt rét được sử dụng thì phải ngừng ngay thuốc đã gây nên huyết tán cấp tính. Tuy vậy, trên thực tế lâm sàng thường không có điều kiện xác định nguyên nhân một cách rõ ràng nên cần cấp cứu gấp; hướng xử trí cơ bản là ngừng ngay thuốc sốt rét bệnh nhân đang sử dụng gây nên tiểu huyết cầu tố và chuyển sang điều trị bằng loại thuốc khác. Nếu bệnh nhân đang dùng thuốc quinin mà bị tiểu huyết cầu tố thì chuyển sang dùng thuốc phối hợp có dẫn chất artemisinin. Cần lưu ý rằng, khi bệnh nhân đã có tiền sử tiểu huyết cầu tố sau khi được điều trị bằng thuốc quinin trước đó thì phải chống chỉ định dùng thuốc quinin.
Phân lập ký sinh trùng sốt rét tại Viện Sốt rét- Ký sinh trùng- Côn trùng Trung ương. Ảnh: Q.Nguyễn |
Hiện tượng tiểu huyết cầu tố thường gặp trên những người có cơ địa thiếu men G6PD khi có các tác nhân gây ôxy hóa như thuốc, nhiễm khuẩn và một số loại thức ăn. Vì vậy, cần hỏi kỹ tiền sử của bệnh nhân, xét nghiệm máu nhiều lần để xác định nguyên nhân tiểu huyết cầu tố do ký sinh trùng sốt rét và loại trừ tiểu huyết cầu tố do các tác nhân khác.
Ngoài điều trị bằng thuốc sốt rét đặc hiệu theo quy định, cần xử trí truyền dịch natri chlorure 0,9%, duy trì lượng nước tiểu của bệnh nhân ≥ 1.000ml/24 giờ đối với người lớn; từ 10 - 12ml/kg/24 giờ đối với trẻ em. Có thể truyền máu khi hồng cầu < 2 triệu/µl, hematocrite < 20%, hemoglobine < 7g/dl và nên truyền khối hồng cầu. Lưu ý khi đang dùng thuốc primaquin hoặc quinin mà xuất hiện tiểu huyết cầu tố thì phải ngừng ngay thuốc và thay bằng loại thuốc sốt rét khác. Nếu người bệnh có biểu hiện suy thận thì phải xử trí như suy thận do sốt rét ác tính.
Cách phòng ngừa sốt rét tiểu huyết cầu tố
Để ngăn ngừa sốt rét tiểu huyết cầu tố, cần thực hiện các biện pháp quy ước như thực hiện những biện pháp phòng chống sốt rét thật tốt, điều trị có chất hượng và hiệu quả bệnh nhân sốt rét, quản lý bệnh nhân sốt rét chặt chẽ và truyền thông giáo dục sức khỏe để cộng đồng người dân nhận biết và phát hiện sớm bệnh sốt rét, sốt rét tiểu huyết cầu tố.
Các biện pháp phòng chống sốt rét phải được triển khai thực hiện thật tốt, chú ý đặc biệt ở những vùng sốt rét nặng, thời gian dịch sốt rét phát triển, những tập thể và cá nhân có nguy cơ cao như đi từ vùng không có sốt rét vào vùng có sốt rét lưu hành; lao động nặng nhọc với cường độ lao động cao, làm việc dưới trời mưa lạnh ở trong vùng sốt rét. Ngoài ra, bệnh dễ xảy ra ở lứa tuổi thanh niên, đối tượng có cơ thể suy yếu; có bệnh mạn tính về gan, thận; trong tiền sử đã có lần mắc sốt rét tiểu huyết cầu tố. Đối với người đã mắc sốt rét tiểu huyết cầu tố trước đó, tốt nhất trong việc phòng ngừa là tránh không nên đi vào vùng sốt rét lưu hành.
Đối với bệnh nhân bị mắc bệnh sốt rét, phải điều trị có chất lượng và hiệu quả ngay từ đầu khi mới phát hiện, chẩn đoán; đặc biệt chú ý những bệnh nhân mắc sốt rét sơ nhiễm trong 6 tháng đầu và bệnh nhân sốt rét dai dẳng. Phải dùng loại thuốc sốt rét chống kháng có hiệu lực cao ngay từ đầu theo đúng phác đồ quy định.
Trong quá trình điều trị, phải theo dõi và quản lý bệnh nhân sốt rét chặt chẽ; không được để bệnh nhân đang mắc bệnh sốt rét hoặc vừa mới được cắt cơn sốt xong nhưng vì điều kiện sinh sống và hoàn cảnh gia đình phải tham gia lao động sớm, lao động nặng nhọc, mang vác nặng, đi bộ đường dài... vì rất dễ có nguy cơ bị sốt rét tiểu huyết cầu tố.
Một biện pháp phòng ngừa sốt rét tiểu huyết cầu tố cũng cần được quan tâm là nên tăng cường truyền thông giáo dục sức khỏe, phổ biến kiến thức rộng rãi cho cộng đồng người dân biết cách phát hiện sớm khi bị mắc bệnh sốt rét, sốt rét tiểu huyết cầu tố và biết cách tự điều trị sốt rét đúng quy định khi bị mắc bệnh. Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sốt rét được Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 4605/QĐ-BYT ngày 24/11/2009, thuốc tự điều trị được cán bộ y tế từ tuyến xã, phường, thị trấn trở lên cấp và hướng dẫn cho các đối tượng đi vào vùng sốt rét lưu hành nặng trên 1 tuần như khách du lịch, người đi rừng, ngủ rẫy, người qua lại biên giới vùng sốt rét lưu hành biết cách tự chẩn đoán, tự điều trị và theo dõi sau khi trở về. Thuốc sốt rét được cấp tự điều trị theo quy định là thuốc phối hợp có dẫn chất artemisinin như dihydroartemisinin - piperaquin; biệt dược là arterakine, CV artecan; liều lượng tùy theo lứa tuổi phù hợp và dùng trong 3 ngày.
CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhóm B) do vi rút sởi gây nên. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng chưa có miễn dịch với bệnh và thường xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ chưa được tiêm chủng đầy đủ.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
Cúm mùa là bệnh lý cấp tính do nhiễm vi rút cúm tuýp A hoặc B, C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng như sốt đột ngột, ho, nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi… Hầu hết các trường hợp mắc cúm mùa có thể hồi phục sau khoảng 1 tuần mà không gặp phải biến chứng nghiêm trọng, nhưng đối với người cao tuổi, đặc biệt là những người có bệnh lý nền, bệnh cúm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.
Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024 ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108 ca), số tử vong tăng 5 trường hợp. Chuyên gia khuyến cáo, những người có bệnh nền, cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.
Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản
Bộ Y tế sẽ tiếp tục theo dõi, bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh trong nước và trên thế giới để triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời, nhất là trong thời điểm hiện tại với thời tiết thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh qua đường hô hấp lây lan...
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC QUẢNG NINH: KHUYẾN CÁO CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH SỞI
- CÚM MÙA VÀ NGUY CƠ CHUYỂN NẶNG Ở NGƯỜI LỚN TUỔI, NGƯỜI CÓ BỆNH LÝ NỀN
- Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
- Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
- Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
- Bộ Y tế thông tin về dịch cúm mùa đang bùng phát tại Nhật Bản