Chữa ho không cần thuốc
Thời tiết càng lạnh, vi khuẩn càng... vui!
Bệnh đường hô hấp gồm có viêm mũi dị ứng, viêm họng hạt, viêm xoang, viêm phế quản... Thời tiết càng lạnh, nói đúng hơn là khác biệt nhiệt độ bên ngoài giữa trưa và tối càng cao, vi khuẩn càng vui.
Nên nhớ là chỉ cần nhiệt độ trong vùng hầu họng giảm có hai độ thì hoạt tính của vi khuẩn sống chực chờ trong cổ họng, hốc mũi, chân răng, ống tai... được gia tốc cả chục lần! Lòng bàn chân chỉ cần lạnh không hơn 60 phút, như thường gặp ở người làm việc nhiều giờ trong phòng quá lạnh, thì cơ thể phản ứng sai lệch dưới hình thức viêm tấy niêm mạc cổ họng, thậm chí trên niêm mạc bàng quang!
Về mặt cơ chế, ho không chỉ là phản xạ vì kích ứng trên niêm mạc đường hô hấp của vi khuẩn, nấm mốc, vật lạ... Ho đồng thời là phản ứng phòng vệ của cơ thể nhằm tống khứ đàm nhớt. Về cơ bản, ho được thì tốt. Trên thực tế éo le chỉ ở điểm nhiều người hễ không ho thì thôi, nhưng lỡ ho thì ho hoài không dứt, thường khi kéo dài cả tháng, cho dù đã thử cả lố thuốc ho đủ loại.
Ho kéo dài là lý do khiến đường hô hấp dễ bị bội nhiễm thứ cấp, khiến nạn nhân khan tiếng, khiến phế quản càng lúc càng co thắt sau mỗi cơn ho. Vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp tục khiến sức đề kháng nạn nhân bị xói mòn, khiến hầu bao người bệnh mau thủng vì chạy tiền mua thuốc!
Ảnh minh hoạ
Chữa ho không chỉ tập trung vào thuốc ho
Ho hoài không dứt tất nhiên liên quan mật thiết với sức đề kháng. Người lao tâm lao lực, ăn uống thất thường, ngủ ít, nghiện thuốc lá, mạnh miệng với bia bọt... tất nhiên dễ vướng vào vòng húng hắng.
Do đó, chữa ho nhưng chỉ tập trung vào thuốc ho để ức chế phản ứng co thắt của đường hô hấp, trong khi người bệnh không thay đổi nếp sinh hoạt, không tìm cách tăng cường sức đề kháng với chế độ dinh dưỡng dồi dào sinh - khoáng tố, không có thói quen thể dục trong bầu không khí trong lành, không ngủ đủ giờ thì khỏi cần sành nghề bói dịch cũng thừa biết ho lâu là cái chắc!
Bên cạnh đó, ho là để tống đàm. Đàm càng dính chặt cơ thể càng cố ho! Đừng quên thuốc ho dùng lâu cũng gây lệ thuộc không kém thuốc ngủ, thuốc giảm đau!
Có hai điều chắc hơn đinh đóng cột. Đó là nếu chữa ho mà không rốt ráo giải quyết nguyên nhân thì có thuốc thánh cũng bằng không. Bằng chứng là nhiều người ho tới ho lui vì cứ tưởng hễ ho là bệnh đâu đó trên đường hô hấp.
Nhiều người tốn tiền cho thuốc ho mà không ngờ thuốc không tác dụng như mong muốn chẳng qua vì gia chủ uống nước quá ít! Uống thuốc ho mà quên uống nước nhiều khi không uống còn hơn!
Kế đến, nếu chỉ dựa vào thuốc ho mà quên hơ ấm các vùng nhược điểm "hở sườn" của cơ thể thì nạn nhân nếu hết ho mới là chuyện lạ!
Tìm được thuốc ho cho dù hàng hiệu cách mấy nhưng vùng cổ họng, vùng xương ức, vùng lòng bàn chân không đủ ấm thì cơ thể phải tiếp tục báo động bằng cách... ho!
Đáng tiếc cho số nạn nhân này vì nguyên nhân đang rất phổ biến ở xứ mình là "hội chứng trào ngược" khiến vùng hầu họng bị kích ứng, nhất là trong lúc ngủ, vì chất chua trong dạ dày, thay vì xuống ruột theo đường thuận lý, lại dội ngược lên vùng hầu họng. Với số đối tượng này nếu chữa chưa xong bệnh dạ dày thì có thêm thuốc ho đến độ uống cả ngày vẫn... ho!
Sau hết, đừng quên ho là một phản ứng tâm thể. Không ít nạn nhân ho dai dẳng nhưng tìm hoài không ra nguyên nhân mà không ngờ lý do là vì stress, vì một ẩn ức tâm sinh lý nào đó chưa được phơi bày.
Thay vì xua đuổi ưu phiền, nhưng vì không biết nói cùng ai nên cơ thể phản ứng lạc đường bằng cách tống khứ... đàm nhớt! Kẹt đường coi vậy mà ít phức tạp bằng lạc đường. Nghĩ cho cùng chỉ tội cho phế quản không biết nói!
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025