Chuyển biến mới trong điều trị Ebola: Virus không dễ lây lan?
Sức khỏe của một nữ y tá người Tây Ban Nha và bốn nhân viên cứu trợ người Mỹ bị nhiễm Ebola ở Tây Phi cũng đã có chuyển biến tích cực.
Và không phải tất cả những người dương tính với Ebola đều tử vong. Vậy lý do ở đây là gì?
Việc 43 người ở Dallas từng tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Duncan được chấm dứt cách ly "đã khẳng định thêm điều nhiều người trong số chúng ta từng nói: Ebola không dễ lây lan," tiến sỹ Joseph McCormick thuộc Khoa Sức khỏe cộng đồng, Đại học Texas cho biết.
Từng làm việc ở Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống bệnh dịch, tiến sỹ McCormick đã nghiên cứu đợt bùng phát Ebola đầu tiên hồi năm 1976 cùng các đợt bùng phát Ebola tiếp theo và các loại virus gây xuất huyết khác.
Virus Ebola lây truyền qua tiếp xúc với các loại dịch cơ thể, qua vết thương hở trên da, hoặc dùng tay đã bị nhiễm dịch đưa lên mắt hay mũi.
Một khi đã xâm nhập cơ thể, Ebola bắt đầu tấn công hệ miễn dịch và vô hiệu hóa cơ chế báo động.
Virus nhanh chóng sinh sản và tấn công các tế bào trước khi hệ miễn dịch nhận ra và phản ứng lại.
Chỉ sau khi virus sinh sôi đủ mạnh thì các triệu chứng mới xuất hiện, bắt đầu là sốt, đau cơ, đau đầu và đau họng. Khi đó một người mới được xác nhận là đã nhiễm bệnh.
Hiện vẫn chưa rõ tại sao Ebola có ảnh hưởng khác nhau tới những người khác nhau. Tuy nhiên, theo tiến sỹ McCormick, tốc độ xuất hiện triệu chứng phụ thuộc vào số lượng virus mà bệnh nhân bị phơi nhiễm ban đầu.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định lượng virus tập trung nhiều ở trong máu, chất nôn và chất bài tiết của bệnh nhân hơn các loại dịch cơ thể khác.
Hiện chưa có phương pháp đặc trị Ebola, nhưng các chuyên gia cho biết các biện pháp chăm sóc hỗ trợ căn bản như truyền dịch và chất dinh dưỡng qua tĩnh mạch hay duy trì huyết áp là hết sức quan trọng để bệnh nhân có thêm thời gian chống lại virus.
Việc bị nôn và tiêu chảy thường xuyên sẽ gây ra mất nước cho cơ thể. Tồi tệ hơn, trong các trường hợp nghiêm trọng, mạch máu của bệnh nhân nứt và rỉ máu ra, khiến huyết áp giảm xuống mức nguy hiểm và tụ dịch ở phổi.
"Chìa khóa ở đây là cân bằng giữa duy trì huyết áp bằng truyền máu và ngăn phổi bị sưng phù," tiến sỹ McCormick cho hay.
Các trường hợp tử vong xảy ra khi cơ thể bị sốc và hoạt động của các cơ quan nội tạng thất bại.
"Chúng tôi dựa vào khả năng miễn dịch của cơ thể để kiểm soát virus. Chúng tôi phải duy trì tình trạng sống của bệnh nhân đủ lâu để cơ thể kiểm soát được căn bệnh," tiến sỹ Bruce Ribner thuộc đơn vị chống bệnh truyền nhiễm ở bệnh viện đại học Emory (Atlanta), nơi đã điều trị thành công cho ba nhân viên cứu trợ bị nhiễm Ebola cho biết.
Các bác sỹ ở Trung tâm Y tế Emory và Nebraska, nơi điều trị thành công cho nhân viên cứu trợ thứ tư cho biết, các biện pháp điều trị thử nghiệm như truyền plasma từ những người nhiễm Ebola và đã hình thành kháng thể cho bệnh nhân, hay dùng các loại thuốc thử nghiệm hiện vẫn còn khan hiếm không đảm bảo chắc chắn bệnh nhân sẽ được cứu.
Khả năng sống sót của bệnh nhân còn phụ thuộc vào việc họ có được chăm sóc kịp thời hay không.
Nghiên cứu của tiến sỹ McCormick còn chỉ ra một yếu tố ngoài tầm kiểm soát có ảnh hưởng khác, đó là khả năng phản ứng nhanh của hệ miễn dịch khi virus vừa xâm nhập.
Một nghiên cứu khác lại cho rằng có mối liên hệ giữa các nhân tố miễn dịch di truyền và khả năng sống sót khi nhiễm virus./.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Bộ Y tế: Tăng cường phòng chống dịch bệnh cúm, sởi và các bệnh lây qua đường hô hấp
PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Lịch sử ra đời và ý nghĩa ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/02
Cách đây 70 năm, ngày 27/2/1955 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết thư gửi đến Hội nghị cán bộ y tế toàn quốc, trong thư Bác đã ân cần thăm hỏi, dành sự quan tâm đặc biệt đối với cán bộ y tế, đồng thời Bác đã căn dặn: “phải thương yêu người bệnh; người bệnh phó thác tính mạng của họ với các cô, các chú; Chính phủ phó thác cho các cô các chú việc chữa bệnh tật và giữ gìn sức khoẻ của Đồng bào. Đó là một nhiệm vụ rất vẻ vang. Vì vậy, cán bộ y tế cần phải thương yêu chăm sóc người bệnh như anh em ruột thịt của mình; coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn; lương y phải như từ mẫu, những lời căn dặn đó vẫn vang vọng, thấm sâu trong tâm trí của những người thầy thuốc Việt Nam.
Giám sát triển khai tiêm vắc xin phòng Sởi tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong
Ngày 7/2/2025, tại TP.Hạ Long, Đoàn công tác của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do đồng chí Nguyễn Thị Dung, Phó Giám đốc Trung tâm làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra, giám sát hoạt động tiêm chủng vắc xin phòng sởi cho các trường hợp đủ điều kiện tiêm chủng tại khu 8, Làng Chài phường Hà Phong.
Cảnh báo dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh Cúm A
Hiện nay, Nhật Bản đang bùng phát dịch cúm mùa (chủ yếu là cúm A, nhưng cúm B vẫn có nguy cơ lan rộng). Theo thống kê từ 2/9/2024 - 26/1/2025, đã ghi nhận 9,5 triệu ca mắc cúm mùa. Trước tình hình này, mọi người cần nâng cao cảnh giác, đặc biệt là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người mắc bệnh mạn tính.
Lễ kết nạp đảng viên mới Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh
Chiều ngày 06/02/2025, Chi bộ Phòng chống bệnh truyền nhiễm – Ký sinh trùng côn trùng – Xét nghiệm vi sinh (PCBTN-KSTCT-XNVS) đã long trọng tổ chức lễ kết nạp đảng viên mới cho quần chúng ưu tú Nguyễn Minh Phương.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.