Cơ chế giải độc của cơ thể
Tìm hiểu về cơ chế lọc thải chất độc ở từng cơ quan là cách hiệu quả nhất để bạn hiểu rõ và có biện pháp phù hợp nhằm tăng cường khả năng giải độc, giữ gìn sự khoẻ mạnh cho cơ thể.
1. Da
Cơ chế giải độc: Da bài tiết chất độc thông qua việc tiết mồ hôi.
Tăng cường khả năng giải độc bằng cách: Tập thể dục để làm cơ thể chảy mồ hôi nhiều hơn. Điều này giúp loại trừ khoảng từ 5% đến 10% lượng chất thải trong quá trình trao đổi chất. Tắm hơi, tắm nước có pha thêm muối magiê sunphat cũng là những cách hữu ích để kích thích sự hoạt động của tuyến mồ hôi. Tuy nhiên, những người bị cao huyết áp hoặc mắc các bệnh về thận và tim thì không nên áp dụng các phương pháp này.
Để tránh làm bít kín các lỗ chân lông, bạn cần làm sạch các chất độc đã được bài tiết qua bề mặt của da bằng cách tắm nước ấm và không xử dụng xà phòng.
2. Phổi
Cơ chế giải độc: Phổi lọc thải cacbon điôxít cùng các chất độc khác
Tăng cường khả năng giải độc bằng cách: Tránh hít các loại khói thứ phẩm và loại trừ (hoặc ít nhất là hạn chế) việc tiếp xúc với các loại khói độc.
Hãy đeo khẩu trang khi sử dụng bất kỳ loại dung dịch hoá học nào như sơn hay véc ni…
Tập thể dục cũng là một biện pháp giúp phổi hoạt động hiệu quả hơn
3. Hệ bạch huyết
Cơ chế giải độc: Hệ bạch huyết có chức năng vận chuyển các chất độc tới gan và thận.
Hệ bạch huyết nằm dưới da, có hình dây phức tạp che phủ khắp cơ thể. Chúng chứa đầy chất lỏng và có chức năng vận chuyển chất độc. Chất độc từ đường ruột theo máu vào hệ bạch huyết và tiếp tục được vận chuyển đến gan để lọc thải tại đây.
Chất thải sau quá trình trao đổi chất của các tế bào sẽ bị trục xuất khỏi tế bào và cũng được hệ bạch huyết vận chuyển đi. Nhưng bản thân hệ bạch huyết không thể vận chuyển chất độc, phải nhờ sự hỗ trợ của hệ thống các cơ trong cơ thể để giúp bơm chất độc tới gan, thận và thực hiện quá trình bài tiết chất độc tại những cơ quan này.
Tăng cường khả năng giải độc bằng cách: Tập luyện động tác nhảy vọt lên. Động tác này được xem là một bài tập rất tốt để kích thích sự hoạt động của hệ bạch huyết.
Đi dạo hoặc chạy bộ cũng là những lựa chọn có hiệu quả.
Sử dụng bàn chải để chà xát nhẹ nhàng ở những vùng da khô cũng giúp tăng cường sự dịch chuyển của lượng bạch huyết và là cách tẩy sạch chất độc, mang lại những kết quả khả quan. Hãy dùng bàn chải có lông cứng chà nhẹ nhàng ở cổ chân, ngược dần về phía tim. Sau đó tiếp tục chà ở tay, bắt đầu từ phần bàn tay và đi ngược lên vai.
Phần thân mình sẽ là bộ phận được chà xát sau cùng, cần di chuyển bàn chải theo hướng tập trung về tim. Cuối cùng, bạn nên tắm bằng nước ấm thêm muối magiê sunphat để tẩy sạch chất độc trên bề mặt của da. Áp dụng phương pháp này mỗi tháng 1 lần.
4. Thận
Cơ chế hoạt động: Thận giải độc thông qua việc sản xuất nước tiểu, một phần trong quá trình bài tiết của cơ thể. Chúng còn có nhiệm vụ lọc máu (trung bình khoảng 1 lít/phút)
Tăng cường khả năng giải độc bằng cách: Uống nước. Chắc hẳn bạn đã biết cần uống đủ nước để giữ ẩm cho cơ thể. Bên cạnh đó, uống nhiều nước còn là phương pháp giúp thận gột rửa lượng chất độc dư thừa.
Để tăng cường chức năng hoạt động của thận, bạn nên ăn nhiều củ cải đường và các loại dâu
5. Gan và mật
Cơ chế hoạt động: Ruột và gan sẽ “kết đôi” các chất được lọc thải trong quá trình bài tiết.
Gan khử độc các chất được tiếp nhận bởi thận và ruột.
Ruột hấp thu các chất điện phân và lượng nước dư thừa từ quá trình tiêu hoá thức ăn do ruột non chuyển xuống và tạo ra các chất thải đặc, rắn.
Tăng cường khả năng giải độc bằng cách: Ăn nhiều củ cải đường, cà chua, bông cải, hành và bắp cải để cải thiện chức năng của gan. Một vài loại thảo dược như rễ cây bồ công anh, cây ngưu bàng, cây kế… có thể giúp gan hoạt động tốt hơn. Uống trà xanh cũng cho tác dụng tương tự.
Một bí quyết khác rất hiệu quả cho khả năng khử độc của gan là sử dụng tinh dầu của cây thầu dầu. Bạn có thể dùng khăn ngâm vào dầu của loại cây này, sau đó đắp khăn lên bụng (vị trí của gan)
Đối với ruột, bạn có thể sử dụng liệu pháp từ nước. Nước sẽ nhẹ nhàng “tẩy rửa” ruột để giúp chất thải dễ di chuyển xuống phần ruột già đồng thời kích thích sự hoạt động của các cơ ở khu vực này.
Một số cách đơn giản để giải độc mỗi ngày:
- Ăn nhiều táo xanh. Đây là loại trái cây có khả năng khử độc tự nhiên. Chúng gắn kết các kim loại với độc chất và đẩy những thứ này ra khỏi cơ thể.
- Tránh dùng những thức ăn được chế biến sẵn, đường tinh chế và chất cồn.
- Cho thêm chanh vào nước uống để tăng cường sự tiêu hoá.
- Nhai kỹ thức ăn vừa giúp dễ tiêu vừa giúp thận và gan ít bị “căng thẳng” do phải hoạt động quá nhiều.
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại hóa chất tẩy rửa gia dụng và các sản phẩm chăm sóc cá nhân.
- Uống trà xanh.
- Thường xuyên mát xa, xoa bóp cơ thể.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025 Ngày 30/11/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%
Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2025, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024
Chiều ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh