Có nên ăn chay triền miên?
Dưới đây là phân tích chế độ khoa học dinh dưỡng trong ăn chay của Ths.BS Nguyễn Văn Tiến Viện Dinh dưỡng Quốc gia.
Tại sao nên ăn chay?
Ăn chay là một chế độ ăn gồm những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật (rau, củ, quả, các loại hạt, vv..), hoàn toàn không sử dụng các thực phẩm có nguồn gốc động vật như: các loại thịt (thịt lợn, thịt bò,...và các loại thịt gia cầm), cá và hải sản.
Chất xơ là một thành phần của thực phẩm có nguồn gốc thực vật mà cơ thể không tiêu hoá được và thường làm tăng lượng chất thải trong quá trình tiêu hoá. Thực phẩm có nhiều chất xơ thì có ít chất béo gây độc hại.
Thức ăn có nhiều chất xơ làm ta chóng no, giảm sự thèm ăn các món khác, nó thúc đẩy quá trình tiêu hoá, giúp tống chất thải ra khỏi cơ thể nhanh chóng hơn và do đó giảm sự tồn tại của các chất độc trong cơ thể (người ta ví chất xơ như là cái chổi làm sạch đường tiêu hoá).
Nhu cầu chất xơ khoảng 20 - 30 gam/người/ngày, thức ăn nhiều chất xơ thì có nhiều chất chống oxy hoá và sinh tố C, ăn các món có chất xơ thì cần uống nhiều nước hay chất lỏng để giúp đẩy chất xơ qua ruột dễ dàng.
Theo bảng thành phần thức ăn Việt Nam, trong 100 g thức ăn ăn được, lượng xenlulôza có trong các thực phẩm như sau: đậu trắng 3,6 g%; đậu trứng cuốc 4,8 g%, đậu tương 4,5 g%; rau kinh giới 3,6 g%; rau húng 3,5 g%; măng chua 4,1 g%; hoa lý 3,0 g%; rau mồng tơi 2,5 g%; rau ngót 2,5 g%.
Ăn chay phù hợp hơn với người trưởng thành, người cao tuổi nhưng cần ăn khoa học, tránh tình trạng lạm dụng, dẫn tới sức khỏe bị suy kiệt
Không phải ngẫu nhiên mà người ta chọn ăn chay, bởi vì ăn chay có nhiều chất xơ và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Chất xơ chống táo bón;
Chất xơ giảm bệnh viêm túi ruột già, giảm ung thư ruột già;
Chất xơ làm giảm cholesterol bằng cách làm giảm chất béo LDL và tăng HDL có tác dụng giảm bệnh tim mạch;
Người mắc bệnh tiểu đường cũng hay có biến chứng vữa xơ động mạch vì triglyceride lên cao, chất xơ làm giảm triglyceride và mỡ xấu LDL và làm tăng mỡ lành HDL;
Thực phẩm giàu chất xơ thời gian nhai lâu hơn, không tiêu hoá và hấp thụ ở dạ dày, thường làm cho người ta chóng no và no lâu, do đó giảm thèm ăn, tránh được béo phì;
Chất xơ không hoà tan trong nước làm giảm lượng estrogen trong máu, do vậy chất xơ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Trong khẩu phần ăn chay vẫn có đủ thành phần các nhóm thực phẩm: chất đạm, chất béo, và đặc biệt là nhóm vitamin và muối khoáng. Nhưng chất đạm và chất béo có trong khẩu phần có nguồn gốc động vật, vì vậy ăn chay phù hợp hơn với người trưởng thành, người cao tuổi.
Các loại hạt họ đậu đỗ, vừng lạc,...cung cấp hàm lượng chất đạm và chất béo khá cao và cân đối, nó là thức ăn nguồn gốc thực vật quý. Vì giá trị dinh dưỡng của 100 gam thịt bò tương đương 100 gam đậu nành, trong khi đó giá của đậu nành rẻ hơn rất nhiều so với thịt bò, vì vậy đậu nành là thực phẩm mà người nghèo nên sử dụng.
Các chất đạm, chất béo có nguồn gốc thực vật, khi ăn rất dễ tiêu hóa, ăn thấy no nhưng cảm giác người rất nhẹ nhõm. Người trưởng thành không được chủ quan và lơ là nhu cầu về chất đạm, đạm thực vật tốt cho sức khỏe người già hơn so với đạm động vật. Cách bổ sung đạm thực vật tốt nhất khi ăn chay là ăn các loại họ đậu như đậu nành, đậu ván, đậu xanh,…
Người cao tuổi không nên ăn chay dài ngày
Mặc dù vậy, trong chế độ ăn chay cũng có hạn chế, đặc biệt là ăn chay trường diễn, vì ăn chay thực phẩm chủ yếu dựa vào ngũ cốc, rau quả, củ và các loại hạt nên thường bị thiếu một số chất khoáng như sắt, kẽm, can xi, vitamin B12,...dễ có nguy cơ thiếu máu. Vì vậy, khi ăn chay thì cần bổ sung thêm các chất đó để bù đắp sự thiếu hụt của thực phẩm.
Người cao tuổi có mắc bệnh mãn tính nào đó thì cũng không nên ăn chay trường mà chỉ nên ăn một hai tuần trong tháng hoặc mỗi tuần 2 ngày cho cơ thể nhẹ nhàng.
Người già cần một số chất dinh dưỡng từ thức ăn nguồn động vật để duy trì sức khỏe, do người già thường khó hấp thụ dưỡng chất, vì thế ăn chay trường không phải là liệu pháp an toàn cho sức khỏe. Người cao tuổi nên sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa như fomat, phô mai để cung cấp đủ lượng chất đạm, canxi cần thiết cho cơ thể.
Với người trưởng thành, thanh niên, trung niên cũng không quá lạm dụng ăn chay. Ăn chay nhưng vẫn cần đảm bảo đủ năng lượng để làm việc, không để tình trạng cơ thể thiếu chất dẫn tới suy kiệt sức khỏe.
Bộ Y tế công bố: “Mười lời khuyên dinh dưỡng hợp lý đến năm 2030"
Ăn đủ, cân đối và đa dạng các loại thực phẩm; uống đủ nước hằng ngày; đọc kỹ thông tin dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm trước khi mua, sử dụng; hạn chế sử dụng các loại thức ăn chiên rán, thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều muối, đường, đồ uống có đường, có cồn... là những lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ em
Tư vấn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng ngừa và xử lý kịp thời các bệnh lý ở trẻ, để trẻ có thể phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.
10 nguyên tắc phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Mỗi năm trên thế giới có khoảng 420.000 người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Đảm bảo thực hiện 10 nguyên tắc an toàn thực phẩm theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới là giải pháp để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cá nhân và gia đình.
Nguy cơ mắc bệnh thận do dùng đồ uống có đường khi tập luyện mùa nóng
Tập thể dục là một thói quen tốt cho sức khoẻ, tuy nhiên nếu luyện tập ở thời tiết nắng nóng sau đó uống bù nước uống chứa đường sẽ gây hại cho thận.
Nên cho mì chính vào món ăn lúc nào?
Mì chính là loại gia vị không thể thiếu trong mỗi ga đình, vậy nên cho mì chính vào lúc nào để món ăn giữ được vị thơm ngon?
7 thực phẩm giúp trẻ thông minh
Trứng, hải sản, rau xanh, thịt bò, sữa chua, các loại đậu và hạt, chứa nhiều dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển não bộ của trẻ.
5 đồ uống buổi sáng tốt cho sức khỏe để bắt đầu ngày mới
Theo trang Boldsky, bắt đầu ngày mới với loại đồ uống phù hợp giúp cải thiện sức khỏe về lâu dài. Trong khi nước lọc là lựa chọn tốt nhất để bắt đầu ngày mới, các loại đồ uống tốt cho sức khỏe khác cũng hữu ích và đảm bảo mức độ hydrat hóa lành mạnh.
11 loại thực phẩm giàu protein giúp giảm cân hiệu quả
Một số thực phẩm giàu protein vừa giúp tăng cường cơ bắp vừa hỗ trợ tốt cho quá trình giảm cân.
6 thực phẩm giúp giảm dị ứng theo mùa
Gừng, nghệ, hành, cam, quýt, các loại cá béo… có đặc tính chống viêm, chứa vitamin C giúp giảm viêm nhiễm, kích ứng, tăng cường sức khỏe cho người thường bị dị ứng.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025