Có nên rửa mũi thường xuyên cho trẻ?
Vào thời điểm giao mùa, nhiều trẻ thường xuyên bị sổ mũi, nghẹt mũi. Nhiều cha mẹ lựa chọn phương pháp rửa mũi thường xuyên cho con để giúp giảm triệu chứng và phòng các bệnh hô hấp cho trẻ.
Tuy nhiên, rửa mũi thường xuyên cho trẻ không những không đạt hiệu quả như mong muốn mà còn gây ra những hệ luỵ tới sức khoẻ như kích ứng niêm mạc mũi, làm tình trạng viêm nặng hơn, ... Vậy nên rửa mũi cho trẻ như nào mới đúng cách?
1. Có nên rửa mũi cho trẻ thường xuyên?
Các chuyên gia y tế thường khuyến khích cha mẹ vệ sinh mũi cho trẻ để hỗ trợ điều trị và phòng tránh bệnh hô hấp, viêm mũi, viêm họng, viêm tai giữa, ... Tuy nhiên, nếu vệ sinh mũi cho trẻ quá nhiều có thể gây kích ứng niêm mạc mũi hoặc làm mất đi chất dịch bảo vệ tự nhiên.
Trong cấu trúc niêm mạc mũi của chúng ta có hệ thống lông chuyển và tế bào biểu mô, kết hợp với hệ miễn dịch bẩm sinh trong cơ thể. Vì vậy, khi tiếp xúc với khói bụi, vi khuẩn, virus, … thì mũi sẽ có cơ chế tự làm sạch, đào thải các tác nhân ra ngoài.
Vì vậy, khi trẻ bị bệnh hoặc bị kích ứng, mẫn cảm với yếu tố nào đó, dẫn tới tình trạng đường thở bị hẹp lại với các triệu chứng như thở khò khè, khó thở, sổ mũi, … Lúc này, cha mẹ nên vệ sinh mũi cho con để làm giảm triệu chứng, phòng bệnh tiến triển nặng hơn.
Rửa mũi cho trẻ quá nhiều có thể làm kích ứng và tổn thương niêm mạc mũi (Ảnh: Internet)
Về tần suất rửa mũi cho trẻ, tuỳ thuộc vào tình trạng trẻ gặp phải, cụ thể:
- Trẻ nhỏ đang mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh, viêm xoang, viêm mũi dị ứng cha mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ hàng ngày từ 1 - 2 lần/ngày.
- Trẻ nhỏ thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, … cha mẹ nên vệ sinh mũi cho trẻ 2 lần/tuần.
2. Hướng dẫn cách rửa mũi cho trẻ đúng cách
Cần tuỳ thuộc vào độ tuổi của trẻ để có những cách vệ sinh mũi đúng cách. Cụ thể:
2.1. Rửa mũi cho trẻ dưới 1 tuổi
Trước khi rửa mũi cho trẻ, các bậc phụ huynh nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng. Chuẩn bị các dụng cụ như nước muối sinh lý, dụng cụ hút mũi, khăn bông. Sau đó, thực hiện theo các bước sau:
- Cha mẹ cho trẻ nằm trên gối cao hoặc nằm nghiêng trên mặt phẳng, mục đích để trẻ không bị sặc vào đường thở khi tiến hành vệ sinh mũi.
- Nhỏ 1 - 2 giọt nước muối vào mũi trẻ để tạo độ ẩm, giúp chất nhầy loãng ra và dễ hút hơn.
- Đợi 1 đến 2 phút rồi dùng tăm bông hoặc khăn bông thấm nhẹ các phần dịch tiết ra trong lỗ mũi bé. Lưu ý, cha mẹ không nên ngoáy mạnh hoặc đưa khăn và quá sâu vì có thể làm tổn thương mũi của bé.
- Nếu mũi bé có nhiều dịch nhầy có thể dùng dụng cụ hút mũi chuyên dụng để hút phần dịch này ra bên ngoài.
- Dùng khăn bông lau khô xung quanh mũi bé.
Tuỳ vào từng độ tuổi sẽ có cách vệ sinh mũi khác nhau (Ảnh: Internet)
2.2. Rửa mũi cho trẻ trên 1 tuổi
Trẻ trên 1 tuổi có thể vệ sinh mũi bằng bình xịt, nhưng chỉ nên thực hiện khi bé thức, đảm bảo trẻ mở miệng để nước từ mũi không chảy vào họng. Các bước thực hiện như sau:
- Làm ấm nước muối sinh lý, sau đó nhỏ vào từng hốc mũi của trẻ. Dùng 2 ngón tay day 2 cánh mũi cho nước mũi chảy ra. Làm như vậy 2 đến 3 lần để làm sạch hốc mũi của trẻ.
- Đối với trẻ lớn hơn, cha mẹ có thể để trẻ đứng nghiêng đầu 1 góc 45 độ. Sau đó xịt nước muối vào 1 bên cánh mũi, để nước muối chảy từ mũi bên này sang mũi bên kia và sau đó đi ra ngoài.
Lưu ý, lúc này nên dặn trẻ mở miệng, không được thở bằng mũi vì có thể gây sặc.
- Sau đó, nên hướng dẫn trẻ xì mũi nhẹ để đẩy hết dịch ra bên ngoài. Sau khi đã vệ sinh 2 bên xong, dùng khăn lau sạch và làm khô vùng mũi.
Ngoài cách rửa mũi, cha mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm để làm giảm chất nhầy trong mũi, giúp trẻ dễ thở, thoải mái hơn.
3. Một số lưu ý khi rửa mũi cho trẻ
Để rửa mũi cho trẻ hiệu quả, tránh gây phiền toái hoặc làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tâm lý của trẻ, cha mẹ nên lưu ý một số điều sau:
- Nên vệ sinh mũi cho trẻ đúng thời điểm. Trước khi cho trẻ ăn và ngủ là thời điểm phù hợp nhất để vệ sinh mũi cho trẻ.
Nếu vừa ăn no xong mà vệ sinh mũi, khi trẻ khóc hoặc bị sặc có thể nôn trớ. Nếu làm sạch mũi khi trẻ ngủ có thể làm dung dịch vệ sinh bị ứ đọng và chảy tới các cơ quan khác như tai, họng.
- Chọn dung dịch rửa mũi phù hợp. Đa phần các cha mẹ đều lựa chọn nước muối sinh lý. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Trước khi rửa mũi cho trẻ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, khử khuẩn các dụng cụ (Ảnh: Internet)
- Chọn dụng cụ rửa mũi phù hợp, nên chọn bình rửa mũi chuyên dụng cho trẻ. Tránh dùng xylanh, miệng, ... để hút mũi hoặc bơm nước muối vào mũi trẻ. Điều này hoàn toàn không đảm bảo vệ sinh hoặc làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.
- Đảm bảo vệ sinh các dụng cụ, trước khi vệ sinh mũi cha mẹ cũng nên rửa tay bằng xà phòng để tránh các loại vi khuẩn, virus xâm nhập và mũi, gây bệnh cho bé.
- Nếu gặp khó khăn trong quá trình rửa mũi cho trẻ, cha mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được chăm sóc và rửa mũi đúng cách.
Có thể nói, vệ sinh mũi cho trẻ đúng cách có thể đẩy lùi các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ làm giảm triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi giúp trẻ dễ chịu hơn. Tuy nhiên, tuỳ thuộc và độ tuổi, tình trạng sức khoẻ của bé để có cách vệ sinh mũi đúng cách, tránh làm tổn thương niêm mạc mũi.
Đối với trẻ mạnh khoẻ, không tiếp xúc quá nhiều với ô nhiễm, khói bụi, việc rửa mũi là điều không cần thiết. Cha mẹ chỉ cần dùng tăm bông để làm sạch mũi ở phía bên ngoài, không nên ngoáy sâu vào bên trong.
Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
Thực hiện Công điện số 07/CĐ-TTg ngày 26/01/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài; công văn số 557/BYT-MT ngày 03/02/2025 về việc tăng cường hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại; văn bản số 265/UBND-KTTC ngày 28/01/2025 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc chủ động biện pháp phòng, chống rét đậm, rét hại kéo dài trên địa bàn tỉnh.
CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
Một mùa Xuân mới đang về, mang theo niềm hân hoan, sức sống mới trên khắp mọi miền của Tổ quốc. Mùa xuân này càng trở nên ý nghĩa hơn khi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930 - 03/02/2025) như một mốc son chói lọi để cả nước bước vào một chặng đường phát triển mới, hướng tới một tương lai rạng ngời.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025