Coi chừng viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu
Thuoc Giam Can Hieu Qua, Cách Giảm Cân Nhanh, Giam Can Hieu Qua, Giam Can Nhanh Nhat, Bi Quyet Giam Can Cua Sao, Thuc Don Giam Can Nhanh, Phương Pháp Giảm Cân, Cach Giam Beo Bung, Thuoc Giam Beo Nhanh, Thuc Pham Giam Can, Dong Trung Ha Thao, Dong Trung Ha Thao, Xe Tai Suzuki, Suzuki Grand Vitara 2013, Suzuki Grad Vitara, Hoc Dan Guitar, Hoc Dan Ghi Ta, Hoc Thanh Nhac, Học Đàn Organ, Thuoc Giam Can Best Slim USA, Thuốc Giảm Cân Best Slim, Revitalash, Hair By Revitalash, RevitaLash Advanced, RevitaBrow, Thuoc Moc Mi Revitalash, Can Tim Gia Su, Gia Su Tieng Anh, Gia Su Toan, Gia Su Cap 1, Best Slim USA, Great Slim USA
Vì sao bị viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu?Các biến chứng Suy thận cấp: bệnh viêm cầu thận có khoảng 2% các trường hợp tiến triển nhanh biến chứng suy thận cấp với biểu hiện: urê máu tăng, thiểu niệu hoặc vô niệu kéo dài dẫn đến suy thận nhanh. Phù phổi cấp: do giữ nước và tăng huyết áp. Phù não hoặc chảy máu não là hậu quả của tăng huyết áp đột ngột. Suy tim trái hoặc suy tim toàn bộ. |
Liên cầu nhóm A - thủ phạm gây viêm cầu thận sau nhiễm liên cầu. |
Dấu hiệu phát hiện bệnh
Ở một bệnh nhân trước đó bị viêm họng hay mụn nhọt ngoài da, sau 1- 2 tuần, khởi phát đột ngột hội chứng cầu thận cấp: phù, thường phù nhẹ quanh hốc mắt và giảm nhanh trong vòng 1-2 tuần đầu. Đái ít hoặc vô niệu: nước tiểu trong trường hợp vô niệu chỉ đái được 100-200ml/24giờ, so với lượng nước tiểu bình thường dưới 500ml/24giờ
Đái máu: nước tiểu sẫm màu hoặc như nước rửa thịt, đái máu đại thể đỡ nhanh sau vài tuần, nhưng đái máu vi thể (hồng cầu niệu) tồn tại trong nhiều tuần hoặc vài tháng. Tăng huyết áp: trên 60% bệnh nhân tăng huyết áp. Nếu tăng huyết áp nặng, đột ngột, bệnh nhân có biểu hiện đau đầu, choáng váng, nôn, co giật và có thể có biến chứng xuất huyết não, phù phổi cấp. Suy tim tuy ít gặp, nhưng nếu có thì bệnh rất nặng, tiên lượng xấu. Suy tim do giữ nước, giữ muối, tăng huyết áp, có thể suy tim toàn bộ hoặc chỉ suy tim trái. Xét nghiệm nước tiểu thấy protein niệu trung bình từ 1-3g/24 giờ, hồng cầu niệu bao giờ cũng có trụ hồng cầu, trụ hạt. Sản phẩm giáng hóa của fibrin xuất hiện và tăng trong nước tiểu. Xét nghiệm máu phát hiện thiếu máu nhẹ, tốc độ máu lắng tăng; kháng thể kháng liên cầu tăng: ASLO (Antistreptolysin-O), ASK (Antistreptokinase), AH (Antihyaluronidase) đều tăng. Mức lọc cầu thận bình thường hoặc giảm khi có suy thận. Kali máu cao do thiểu niệu, vô niệu, natri máu thấp do phù.
Sau viêm họng do liên cầu nhóm A, bệnh nhân dễ bị viêm cầu thận. |
Lưu ý trong điều trị và phòng bệnh
Bệnh nhân viêm cầu thận cần lưu ý trong điều trị như sau: trong thời gian mắc bệnh và đang điều trị cần nghỉ tuyệt đối tại giường, hạn chế đi lại, giảm vận động tối đa để tránh tổn thương cầu thận nặng. Thực hiện một chế độ ăn nhẹ, ăn nhạt để hạn chế muối và ăn ít chất đạm như thịt, cá, trứng, sữa. Dùng kháng sinh nhóm bêta lactam như penicillin, ospen, benzathylpenicilin để điều trị tiệt căn các ổ nhiễm liên cầu còn sót lại ở hầu họng hoặc mụn nhọt ngoài da. Không nên dùng các thuốc giảm miễn dịch và corticosteroid vì không có kết quả. Điều trị triệu chứng: nếu có phù thì dùng thuốc lợi tiểu lasix như furosemid, hypothiazit. Tăng huyết áp có thể dùng một hoặc hai loại thuốc hạ huyết áp kết hợp để giải quyết các trường hợp huyết áp khó khống chế. Chỉ dùng thuốc trợ tim khi đã có suy tim. Nếu bệnh nhân bị kali máu cao thì cần hạn chế thức ăn có nhiều kali như: chuối, cam, nho… Sau điều trị ổn định, bệnh nhân cần được khám theo dõi định kỳ: trong 6 tháng đầu, mỗi tháng khám một lần, sau đó cứ 3 tháng khám một lần. Theo dõi sau 2 năm, nếu protein niệu âm tính mới được coi là khỏi bệnh.
Theo một nghiên cứu: trên 90% trẻ em bị viêm cầu thận cấp sau nhiễm liên cầu khỏi hoàn toàn bằng điều trị bảo tồn. Có một số bệnh nhân có hồng cầu niệu và protein niệu nhẹ, tồn tại vài tuần đến vài tháng nhưng sẽ khỏi. Còn ở người lớn, bệnh thường nặng hơn, trong đó 60% các trường hợp sẽ hồi phục hoàn toàn, một số chuyển sang viêm cầu thận tiến triển nhanh, số còn lại chuyển thành viêm cầu thận mạn tính.
Viêm cầu thận sau khi nhiễm liên cầu là một bệnh nặng, tuy nhiên chúng ta có thể phòng tránh được bằng các biện pháp sau đây: bất kể người lớn hay trẻ em, khi bị viêm họng, hoặc mụn nhọt ở da cần được điều trị tích cực triệt để bằng thuốc kháng sinh nhóm bêta lactam như penicillin, ospen, benzathylpenicilin. Đối với người bị viêm họng tái phát nhiều lần, nên phòng ngừa bằng cách dùng thuốc benzathine penicilline tiêm bắp thịt, 3 tuần/lần: 600.000 đơn vị/trẻ dưới 30kg và 1.200.000 đơn vị/trẻ trên 30kg và người lớn. Hoặc uống penicilline V uống mỗi ngày 200.000 đơn vị x 2 lần/trẻ dưới 30kg; 400.000 đơn vị x 2 lần/trẻ trên 30kg. Giữ vệ sinh thân thể: tắm rửa hằng ngày bằng nước sạch. Vệ sinh răng miệng: chải răng sau mỗi bữa ăn và trước khi ngủ.
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
- Đại hội Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030
- Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
- Khoa TTGDSK (CDC Quảng Ninh) giành 2 Giải Báo chí toàn quốc ‘Vì sức khỏe nhân dân’ lần thứ II năm 2024