Con đường gian nan tìm ra thuốc chữa tiểu đường
Chặng đường gian khó
Từ xa xưa, con người đã đề cập đến một thể bệnh với dấu hiệu đặc trưng là mệt mỏi, khát nước và tiểu nhiều. Năm 1776, BS. Matthew Dobson phát hiện đường có trong nước tiểu của bệnh nhân. Từ đó đã hình thành phương pháp đầu tiên điều trị bệnh ĐTĐ, đó là: hạn chế đường trong chế độ ăn. Tuy nhiên, phương pháp này không mấy thành công. Hơn 100 năm sau, các nhà khoa học khẳng định bệnh ĐTĐ là do tổn thương tụy và thử nghiệm khi cắt bỏ tụy của chó, thấy bệnh tiểu đường xuất hiện, bệnh cảnh lâm sàng rất nặng nề, con vật chết chỉ sau vài tuần. Tiếp theo, năm 1900, BS. Eugen L. Opie nghiên cứu mô tụy của một bé gái chết do bệnh ĐTĐ, ghi nhận rằng các tiểu đảo tụy thoái hóa nặng nề đến nỗi không thể nhận dạng được. Và sau đó, BS. Georg Ludwig Zuelzer người Đức đã trở thành người đi tiên phong, táo bạo nhất trong quá trình tìm kiếm chất chiết xuất tụy (còn gọi là insulin). Ông bào chế được chất chiết xuất từ tụy và ngày 21/6/1906, ông đã tiêm cho một bệnh nhân ĐTĐ đang hôn mê. Bệnh nhân qua được cơn nguy kịch. Tuy nhiên, khi đó, Zuelzer không có đủ lượng thuốc quý giá này nên 4 ngày sau, bệnh nhân lại rơi vào tình trạng mất ý thức và qua đời. Vấp phải những hoài nghi của đồng nghiệp, những khó khăn khi đưa vào sản xuất, rồi cuộc chiến tranh thế giới nổ ra, BS. Zuelzer nhập ngũ và từ bỏ hoàn toàn công việc nghiên cứu.
Frederick Grant Banting và John James Rickard Macleod phát hiện ra insulin điều trị bệnh tiểu đường.
Và mốc son của nền y học
Trong suốt 20 năm đầu của thế kỷ 20, rất nhiều các công trình nghiên cứu được thực hiện nhằm tìm ra phương thuốc điều trị bệnh ĐTĐ nhưng hầu hết đều thất bại. Năm 1921, một phẫu thuật viên người Canada với ý tưởng thực tế đã chiết xuất thành công chất insulin, đánh giá một mốc son trong lịch sử y học. Tên ông là Frederick Grant Banting, người Canada. Ông cho biết, trong khi chuẩn bị một bài giảng liên quan đến tụy và bệnh ĐTĐ, tình cờ ông đọc được báo cáo của GS. Moses Baron về trường hợp sỏi ống tụy hiếm gặp, khi ống tụy bị tắc gây nên tình trạng thoái hóa mô tụy nhưng tiểu đảo tụy gần như bình thường. Đột nhiên, ông có ý nghĩ đây là phương pháp bào chế chiết xuất từ tiểu đảo tụy. Sau đó, ông đến Toronto để trình bày ý tưởng này với những người bạn và với BS. John James Rickard Macleod - giáo sư sinh lý học Trường đại học Toronto. Mặc dù còn hoài nghi, nhưng Macleod vẫn đồng ý cho ông sử dụng một cơ sở thí nghiệm cùng 10 con chó và 1 trợ lý trong 2 tháng kèm theo các phương tiện để đo đường máu, đường niệu. Thật may mắn, trợ lý cho Banting là Charles Hebert Best - một sinh viên y khoa 22 tuổi, không chỉ có khả năng định lượng đường máu, đường niệu (rất cần cho quy trình thực nghiệm) mà còn là một cộng tác viên đầy nhiệt tình và cương quyết. Đến năm 1921, hai tác giả này đã mổ chó, thắt ống tụy nhưng cuối cùng tụy không thoái hóa như mong đợi. Họ tiếp tục thử nghiệm lần thứ hai và lần này thành công. Mổ lấy tụy và nghiền mô tụy với dung dịch nước muối, lấy dịch trộn này tiêm vào con chó mắc bệnh tiểu đường đang trong tình trạng nguy kịch, đường huyết rất cao. Trong vòng 2 giờ, tình trạng cải thiện rất nhiều. Đường huyết hạ xuống một nửa so với trước. Điều kỳ diệu đã xảy ra! Họ đã bào chế được chất chiết xuất từ tiểu đảo tụy, có tác dụng hạ đường huyết và khiến cho bệnh tiểu đường thuyên giảm ít nhất trong chốc lát. Năm 1922, cùng với sự cộng tác của các đồng nghiệp, Banting và Best đã thu được một lượng lớn insulin thuần khiết để điều trị. Tháng 1/1922, hai ông đã tiêm insulin cho Leonard Thompson, 14 tuổi, mắc bệnh tiểu đường đang hôn mê. Bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, kéo dài cuộc sống thêm 13 năm nữa. Với tinh thần nhân đạo, Banting và Best không nhận bất kỳ một nguồn lợi nào từ phát minh vĩ đại này. Họ đã ủy nhiệm quyền phát minh này cho một ủy ban thuộc Trường đại học Toronto. Banting được toàn thế giới tôn vinh. Năm 1923, giải Nobel Y học được trao cho ông và Macleod vì công lao phát hiện insulin. Phương pháp điều trị bằng insulin từ đó đã trở thành một phương pháp hiệu quả, hiện đang được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và là cứu cánh duy nhất cho những bệnh nhân không may mắc phải căn bệnh ĐTĐ.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm
Nâng cao năng lực cho hệ thống y tế cơ sở trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng là giải pháp chiến lược đang được ngành y tế tỉnh Quảng Ninh hướng đến.
Hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 – Nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh đái tháo đường
Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 1991 và đã trở thành một ngày chính thức của Liên hợp quốc vào năm 2006. Đây là dịp để nhắc nhở và nâng cao nhận thức của cộng đồng toàn cầu về sự nguy hiểm của căn bệnh này, tạo ra một môi trường hỗ trợ toàn diện cho người bệnh – không chỉ về mặt y tế mà còn về tinh thần và xã hội.
Người trẻ tuổi ngày càng dễ mắc đái tháo đường type 2
Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa với đặc điểm tăng đường huyết mạn tính, do cơ thể không sản xuất đủ insulin, sử dụng insulin không hiệu quả, hoặc cả hai. Hậu quả lâu dài của bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, mạch máu, thận, mắt và hệ thần kinh.
Ba thói quen tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học xác định ba yếu tố ăn uống tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 gồm: ăn ít ngũ cốc, ăn nhiều gạo và thịt chế biến sẵn.
Những thói quen ăn sáng tốt nhất để giảm lượng đường trong máu
Cách bạn bắt đầu ngày mới có thể ảnh hưởng lâu dài đến lượng đường trong máu của bạn.
Đi bộ sau bữa ăn giúp ích gì cho người bệnh tiểu đường?
Theo một số nghiên cứu gần đây, việc đi bộ sau khi ăn sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh tiểu đường.
Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), 37,3 triệu người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường (11,3% dân số) và 96 triệu người bị tiền tiểu đường (38,0% dân số trưởng thành).
Mức đường huyết bình thường ở người bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh đái tháo đường nên kiểm soát lượng đường trong máu 80-130 mg/dL khi đói và dưới 180 mg/dL khoảng 1-2 giờ sau ăn.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.