Côn trùng đốt – chớ coi thường
Tổn thương da nghiêm trọng
Côn trùng, kiến ba khoang khi đốt hoặc tiếp xúc với da sẽ gây biểu hiện dị ứng trên da như đỏ, phát ban, sẩn ngứa, mụn nước, tổn thương trên da... Ngoài ra còn gây tổn thương các cơ quan khác như tim, phổi, thận, máu... thậm chí có trường hợp gây sốc phản vệ, nguy kịch cho tính mạng người bệnh. Theo Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn Nguyên Giám đốc Trung tâm Dị ứng Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai, có rất nhiều loại côn trùng khi tiếp xúc sẽ gây tổn thương trên da như kiến ba khoang, bọ nẹt, thiêu thân... Khi tiếp xúc với bọ nẹt, lông của con bọ nẹt chạm vào, chích vào phần da hở, ngay trên đầu lông của con bọ nẹt có những yếu tố hay những chất hoá học tiết ra và cắm vào trên da của chúng ta, trong đó có chất là histamin, gây ra ngứa và tổn thương trên da. Có rất nhiều loại côn trùng các nhau, phấn của bướm cũng có thể gây viêm da tiếp xúc. Lúc đầu có thể đỏ, ngứa, sau đó mụn nước như eczema.
Muỗi đốt tưởng chừng như rất bình thường song chớ nên xem nhẹ. Sau khi bị muỗi đốt vào cơ thể có thể mang 2 yếu tố. Thứ nhất là truyền một loại bệnh, ví dụ muỗi truyền bệnh sốt rét và một số bệnh khác. Thứ hai là sau khi hút máu thì muỗi lại truyền những chất vào máu mà thành phần chủ yếu là protein hoặc men thì có thể gây ra phản ứng dị ứng tại chỗ ở da. Khi một protein lạ vào trong cơ thể người thì cơ thể có thể sinh ra những chất kháng thể để chống lại và những lần sau nó sẽ tạo ra những phản ứng dị ứng thể hiện ở tại chỗ hoặc toàn thân. Thậm chí trong quá trình gãi có thể gây nhiễm trùng, bội nhiễm, gây mụn trên da. Ngoài ra, trong lịch sử bệnh miễn dịch - dị ứng cũng ghi nhận một loại dị ứng với muỗi vì mỗi cơ thể con người, hệ thống miễn dịch rất khác nhau với protein rất khác nhau từ các loại muỗi thì nó có thể tạo ra các phản ứng dị ứng sau này nếu tiếp xúc lại.
Nhiều bệnh nhân đến khám viêm da do côn trùng đốt
Ong, rết đốt gây hậu quả đáng ngại
Nhà giáo ưu tú, PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn lưu ý, trong những loại côn trùng đốt và cắn thì có 2 loại cần chú ý là ong và rết. Khi bị ong và rết đốt gây những hậu quả đáng ngại vì trong nọc độc của rết và ong có 2 thành phần quan trọng là acid hyaluronidase và một loại men nữa mà khi tiếp xúc với cơ thể thì nó là yếu tố lạ (dị nguyên), nó kích thích cơ thể sinh ra kháng thể để lần sau gặp thì nó gây ra những phản ứng cực nặng. Thứ hai là trong nọc ong hay rết có những loại men khác được giải phóng ra làm tiêu huỷ protein, gây ảnh hưởng chức năng, tổn thương về thần kinh và các cơ quan khác. Những loại này có 2 xu hướng gây độc và gây dị ứng. Nó có thể gây tổn thương tại chỗ là gây loét trên da, đau vô cùng, gây tổn thương mạch máu, đông máu, tổn thương thận, gan, tim khi bị lượng độc tố vào quá nhiều.
Có những trường hợp sau khi bị rết cắn thì vài ngày sau mới có biểu hiện tổn thương và có những trường hợp tổn thương rất nặng và tổn thương ở khắp nơi, tất cả các hệ thống cơ quan và gây ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh. Khi bị rết cắn phải xử lý ngay ở vết cắn bằng cách rửa nước xà phòng, nước muối loãng, có thể dùng thêm kháng sinh để chống nhiễm khuẩn trên da, dùng thuốc giảm đau rát, trường hợp nặng phải tiến hành thêm các biện pháp điều trị khác. Rết cắn không chỉ gây tổn thương trên da, lâu lành da, mà còn biểu hiện ở hệ thần kinh gây đau vô cùng. Đó là những dấu hiệu đáng lưu ý của rết cắn. Vì vậy khi bị rết, ong cắn cần đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị.
Xử lý vết thương thế nào?
TTƯT. PGS.TS Nguyễn Hữu Sáu - Phó Giám đốc BV Da liễu Trung ương nhấn mạnh, phản xạ của chúng ta khi bị côn trùng đốt thường là cầm, giật ra và vứt đi. Tuy nhiên khi đó ngòi của chúng vẫn còn trên da, gây ra phản ứng lâu dài sau này, có thể ngứa nhiều tháng nếu không loại bỏ được nó. Thông dụng nhất là hơ đũa nóng để vào đít con côn trùng đó nó sẽ nhả ra. Khi loại bỏ con côn trùng đó, chúng ta có thể rửa bằng nước sạch, hoặc xà phòng, dùng chất sát khuẩn tại chỗ, theo dõi tiến triển của vùng bị đốt.
Xứ lý vết thương do côn trùng đốt cần đúng cách để tránh bị sẹo
Trong trường hợp nhẹ, gây ra các phản ứng tại chỗ như đỏ, ngứa chúng ta vẫn tiếp tục dùng thuốc sát khuẩn hoặc các kem làm mát da như kem Uma, hoặc một số kem chống dị ứng. Trong trường hợp tổn thương nặng hơn vì các côn trùng có thể đưa vào cơ thể người các nguồn bệnh, cần đưa người bệnh đến bệnh viện. Rất nhiều côn trùng có thể gây bệnh. Bệnh lime do con ve đốt có thể gây tổn thương như ban đỏ, nặng có thể có sốt, mệt mỏi phải dùng kháng sinh. Có những trường hợp nặng như ong đốt, có thể gây sốc, khi tổn thương phù nề, mệt mỏi, đau nhức nhiều cần đưa bệnh nhân đến cơ sở khám và cấp cứu kịp thời.
Các cách để loại bỏ các chất đó có nhiều cả theo kinh nghiệm dân gian và hiện đại. Người ta có thể sử dụng băng dính nhấc nó ra hoặc lấy các thứ khác để lăn trên da như dùng cơm xôi, quả đào... Thứ hai là có thể sử dụng các thuốc kháng histamin để điều trị ngứa như loratadin, cetirizin... theo đường uống (nếu bị nặng) hoặc bôi tại chỗ ngứa trên da.
Nhiều loại côn trùng rất thích ánh sáng, nên phòng tránh bằng cách đóng cửa sổ khi bật đèn, hoặc làm cửa lưới. Khi các con côn trùng đã bay vào nhà và tiếp xúc với người thì cần rửa bằng nước, không nên gãi khi bị đốt để tránh làm tổn thương trầm trọng hơn, có thể bôi các kem corticoid loại nhẹ, nặng hơn có thể uống thuốc chống ngứa kháng histamin, nặng hơn nữa phải đến các bác sĩ da liễu để được khám và chỉ định điều trị.
Khi chúng ta bị côn trùng cắn, điều lo lắng đầu tiên là vết thương có để lại sẹo hay không, nhất là các vùng cơ thể như mặt, tay, chân.... ThS.BS. Lê Thị Hải -nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, khi vết thương đã thành sẹo rồi vì chế độ ăn uống cũng không có tác động mấy. Nếu vết sẹo quá mất thẩm mỹ, có thể tìm đến BV Da liễu để xử lý. Ngày nay, công nghệ xóa sẹo rất tốt, hoàn toàn có thể xóa đi những vết sẹo không mong muốn trên cơ thể của mình. Nếu chỉ là vết thâm, chúng ta cũng không nên lo lắng vì vết thâm sẽ mờ dần, từ khoảng 1-2 tháng.
Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 05/2025/TT-BYT ngày 17 tháng 01 năm 2025 quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập. Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:
DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
Hằng năm, trên thế giới tỉ lệ trẻ sinh ra bị nhiễm hoặc có nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm gan B, giang mai từ mẹ khá cao. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, khu vực Tây Thái Bình Dương mỗi năm có khoảng 180.000 trẻ bị nhiễm viêm gan vi rút B, 13.000 trẻ bị nhiễm giang mai và 1.400 trẻ bị nhiễm HIV.
8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh
Hiện nay, Miền Bắc đang vào mùa Đông Xuân. Đặc biệt vào 2,3 ngày nay, nhiệt độ xuống rất thấp. Thời tiết lạnh, ẩm là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh phát triển. Chúng dễ dàng thâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi hít thở, đặc biệt đối với trẻ nhỏ, người cao tuổi, mắc bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, sử dụng corticoid kéo dài), sức đề kháng yếu, dễ mắc bệnh.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư quy định chi tiết thi hành Luật bảo hiểm xã hội (BHXH) và Luật an toàn vệ sinh lao động thuộc lĩnh vực y tế. Trong đó, Bộ đề xuất quy định về cấp và quản lý giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025
Chính thức cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ 1.1. 2025 Ngày 30/11/2024 Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 173/2024/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.
Bộ Y tế công bố 62 bệnh hiếm, hiểm nghèo không cần giấy chuyển tuyến được hưởng BHYT 100%
Ngay trong ngày đầu tiên của năm 2025, GS.TS Trần Văn Thuấn - Thứ trưởng Bộ Y tế đã ký ban hành Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT năm 2024, trong đó có danh mục 62 bệnh hiếm, bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện, người bệnh vẫn được hưởng 100% mức hưởng BHYT.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổng kết công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024
Chiều ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025
- DỰ PHÒNG LÂY NHIỄM HIV, VIÊM GAN B, GIANG MAI TỪ MẸ SANG CON.
- 8 cách phòng bệnh hô hấp khi trời lạnh