COVID-19: Những triệu chứng đáng chú ý cả khi đã xét nghiệm âm tính
![]() ![]() |
Kể từ khi xuất hiện vào tháng 12/2019, đại dịch COVID-19 đã gây ra hơn 3,3 triệu ca tử vong toàn thế giới, với tổng cộng hơn 159 triệu ca nhiễm bệnh trên toàn cầu. COVID-19 có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, với các triệu chứng từ nhẹ cho đến rất nghiêm trọng.
Các báo cáo gần đây cho thấy, nhiều người dù đã nhận kết quả xét nghiệm âm tính sau đó lại xuất hiện các triệu chứng và được chẩn đoán đã nhiễm bệnh. Trường hợp này được xem là “âm tính giả”. Tuy rằng các xét nghiệm, như xét nghiệm RT-PCR tiêu chuẩn, có hiệu quả trong việc phát hiện virus, thực tế cho thấy khả năng chính xác vẫn không thể đạt tối đa 100%. Kết quả xét nghiệm cũng phụ thuộc vào một loạt các yếu tố.
Dưới đây là những triệu chứng đáng lo ngại kể cả khi bạn đã có xét nghiệm âm tính với COVID-19. Trong tình huống xuất hiện những dấu hiệu này, bạn nên lập tức cô lập bản thân và theo dõi sát sao diễn biến sức khỏe của mình.
- Mất khứu giác và vị giác.
- Đau họng với những cơn ho liên tục và sốt nặng hơn.
- Sốt và ớn lạnh không giảm ngay cả khi đã dùng thuốc giảm đau và tiếp tục trở nên trầm trọng.
- Mệt mỏi nghiêm trọng khó có thể chịu đựng được.
- Các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy và buồn nôn, có thể dẫn đến đau bụng dữ dội và nôn mửa.
Một số xét nghiệm COVID được sử dụng phổ biến nhất là RT-PCR, xét nghiệm kháng thể COVID-19 và xét nghiệm kháng nguyên COVID-19. Trong đó, xét nghiệm RT-PCR hiện được xem là chính xác nhất. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết xét nghiệm RT-PCR chỉ có tỷ lệ nhạy ở mức 60%, phần lớn phụ thuộc vào việc bệnh nhân có được lấy mẫu xét nghiệm đúng cách hay không. Bên cạnh đó, nhiều lý do cũng được đưa ra để giải thích cho việc tại sao một người có thể nhận kết quả xét nghiệm sai lệch.
Dưới đây là những tác nhân có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của kết quả xét nghiệm COVID-19.
- Xét nghiệm RT-PCR có hiệu quả trong việc phát hiện vi rút nhưng chỉ có tỷ lệ nhạy ở mức 60%.
- Nếu một người được kiểm tra quá sớm, có khả năng là xét nghiệm sẽ không chính xác bởi cơ thể chưa có phản ứng rõ ràng trước mầm bệnh.
- Các báo cáo cho rằng các biến thể COVID-19 mới có thể “qua mặt” và không bị phát hiện bởi các bộ xét nghiệm cơ bản.
Một trong những lý do hàng đầu dẫn đến kết quả sai đơn giản là do sai sót của con người. Cụ thể, xét nghiệm RT-PCR phụ thuộc vào thời gian lấy mẫu thử, cách thức lấy mẫu và thời gian phân tích trong phòng thí nghiệm. Trong quá trình lấy mẫu, nếu công cụ không được sử dụng chính xác hoàn toàn, mẫu thử sẽ không thu thập được đủ tải lượng virus chính xác. Điều tương tự cũng có thể xảy ra nếu mẫu thử không được bảo quản hoặc vận chuyển đúng quy trình.
Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện các triệu chứng như trên, kể cả trong trường hợp đã nhận kết quả xét nghiệm âm tính với COVID-19, đây là những điều cần thiết bạn cần làm để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người xung quanh:
- Tự cách ly bản thân với cộng đồng cho đến khi cơ thể cảm thấy khỏe hơn
- Giữ một máy đo oxy và nhiệt kế ở gần để có thể sử dụng ngay nếu cần
- Theo dõi và kiểm tra diễn biến của các triệu chứng thường xuyên.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
CDC Quảng Ninh tổ chức Kỷ niệm 70 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam 27/2/1955-27/2/2025
Ngày 27/2 hằng năm được coi là Ngày hội của ngành Y tế Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các y, bác sĩ và những người đang làm việc trong ngành y tế, những người đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Tấm gương người cán bộ y tế dự phòng tận tâm: Ths. Nguyễn Thị Bích Hường, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh
Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 - 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của những người thầy thuốc đã và đang ngày đêm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Trong số đó, Ths. YTCC Nguyễn Thị Bích Hường - Trưởng khoa Ký sinh trùng - Côn trùng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh, là một tấm gương sáng về sự tận tâm, trách nhiệm và lòng yêu nghề.
Ngành Y tế Quảng Ninh tập trung nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Phong trào thi đua "Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh” là một trong những khâu đột phá của ngành y tế sau khi triển khai hàng loạt các chính sách đồng bộ về đầu tư hạ tầng cơ sở, trang thiết bị, triển khai thành công một số kỹ thuật điều trị mới... Nhờ đó, hiệu quả công tác khám, chữa bệnh (KCB) ngày càng được nâng cao, mang lại niềm tin cho người bệnh, nhân dân.
Ngành Y tế Quảng Ninh tổ chức nhiều hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025)
Trong không khí phấn khởi hướng đến chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, Ngành Y tế Quảng Ninh cũng sôi nổi tổ chức các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 - 27/02/2025) và chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ Sở Y tế lần thứ XXIII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Một số điểm mới Luật Bảo hiểm y tế Số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024
Thực hiện quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế Số 51/202/QH15 ngày 27/11/2024 (Luật BHYT số 51), người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế được tiếp nhận và giải quyết theo quy định mới sau:
Truyền thông chuyên đề về Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT
Ngày 09/01/2025, BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 55/BHXH-TT về hướng dẫn truyền thông chuyên đề Luật số 51/2024/QH15 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT.
Tổ chức Hội diễn, Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025
Nhân Kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955-27/02/2025) và Chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh phối hợp với Công đoàn Ngành y tế tổ chức Hội diễn, Hội thao ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025.
5 sai lầm khi sử dụng thuốc điều trị cúm A
Những ngày này, ‘cúm A’ là một từ khóa về sức khỏe mà ai cũng quan tâm. Đối phó với bệnh cúm như thế nào? Làm sao để mỗi người mắc bệnh biết cách sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, tránh những sai lầm khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn?
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025