“Cứ điểm” của độc tố trên rau quả
Mầm khoai tây có chứa solanine - một loại chất rất độc dù chỉ với hàm lượng nhỏ
Đậu chứa chất độc ở 2 đầu và 2 cạnh. Hai đầu cùng với sợi xơ ở hai bên quả đậu, nhất là đậu cô ve chứa saponin và legumin, 2 chất gây kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, phá hủy các tế bào hồng cầu và đông máu. Nếu không loại bỏ hoặc nấu chín, có thể dễ dàng dẫn đến buồn nôn, nôn, tiêu chảy, chóng mặt và các phản ứng bất lợi khác, thậm chí ngộ độc nặng gây tử vong. Một nghiên cứu cho thấy độc tố vẫn còn ngay cả khi bạn xào nấu qua loa, vì vậy cách tốt nhất là ăn các loại đậu được nấu hai lần lửa. Đối với món xào, nên chần nước sôi trước, sau đó xào ở nhiệt độ trên 100 độ C trong 10 phút.
Cải chứa chất độc nhiều nhất ở phần cuống. Khi phun thuốc trừ sâu, thuốc sẽ chảy xuống dưới dọc theo lá và đọng lại ở đó. Vì cuống lá gần mặt đất nên khả năng phân giải của thuốc trừ sâu khá thấp, vì vậy khi chế biến tốt nhất là cắt bỏ phần cuống sát gốc, cũng không nên luộc hoặc xào cả bẹ lá.
Vỏ khoai tây có chứa solanine. Solanine là một loại glyco-alkaloid rất độc dù chỉ với hàm lượng nhỏ. Chất độc hại này gần như tập trung hoàn toàn ở vỏ khoai tây và lớp dưới của vỏ khoai tây, đặc biệt là khi củ khoai tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc bắt đầu xuất hiện chồi xanh. Solanine sẽ kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, làm tê liệt trung khu hô hấp của não cũng như tán huyết. Solanine tích tụ trong cơ thể sau một thời gian nhất định có thể gây ngộ độc mãn tính. Triệu chứng ngộ độc solanine gồm buồn nôn, tiêu chảy, đau rút ở dạ dày, khô rát cổ họng, đau đầu và chóng mặt. Trong các trường hợp nghiêm trọng hơn, người ngộ độc gặp ảo giác, mất cảm giác, sốt, bệnh vàng da, giãn đồng tử và giảm thân nhiệt. Ở hàm lượng lớn, ngộ độc solanine có thể gây tử vong.
Đáng nói là ngay cả khi nấu chín, solanine vẫn tồn tại trong vỏ khoai tây. Vì vậy, không ăn những củ khoai tây mà vỏ đã chuyển màu xanh lục hoặc mọc mầm. Làm sạch vỏ, cắt miếng sau đó ngâm vào nước ít nhất 30 phút để solanine còn sót lại hòa tan trong nước, sau đó mới chế biến ở nhiệt độ cao. Lưu ý: Solanine còn có trong cà chua xanh.
Lá tỏi tây, lá hẹ được giữ tươi bằng đồng sunfat. Một thời gian tại Trung Quốc ầm ĩ chuyện dùng đồng sunfat tưới cho tỏi tây để bảo quản được lâu. Đồng sunfat là loại hóa chất có thể gây suy thận, viêm dạ dày, thậm chí tử vong nếu dư lượng quá nhiều. Khi ăn lá tỏi tây còn tồn dư đồng sunfat, có thể gây nôn mửa, tiêu chảy, phân có màu đen và các triệu chứng khác như đau dạ dày cấp tính, vàng da, trường hợp nặng có thể dẫn đến suy thận, thậm chí tử vong. Vì vậy, lưu ý khi mua tránh những cây có màu xanh sáng bóng, tươi ngon tới mức khác thường hoặc có đốm màu xanh.
Vỏ khoai lang chứa xeton. Thành phần chống ung thư da trong khoai lang rất cao, tuy nhiên vì củ khoai nằm lâu trong đất, vỏ tiếp xúc trực tiếp với đất nên tồn tại không ít chất có hại bên trong lớp vỏ. Khoai lang còn dễ bị nhiễm khuẩn alternaria với biểu hiện là các đốm nâu và đen mà dân gian vẫn gọi là hà. Bên trong các đốm này có chứa chất độc ipomeamarone gây hại cho gan và ipomeamarone không mất đi khi luộc, hấp hoặc nướng. Do đó, tốt nhất trước khi ăn nên bóc vỏ khoai.
Vỏ hồng chứa axit tannic. Axit tannic khi gặp protein trong hải sản sẽ bị ngưng đọng, hình thành chất khó tiêu hóa, gây khó chịu ở bụng, đầy bụng, ăn mất ngon và các triệu chứng khác. Vì vậy, trước khi ăn hồng cần bóc vỏ, tránh ăn khi bụng đói.
Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang đến gần, các mặt hàng thực phẩm phục vụ Tết đã và đang được mua bán nhộn nhịp. Đây cũng là thời điểm nhiều thực phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả trà trộn vào thị trường. Chính vì vậy, bảo đảm an toàn thực phẩm dịp Tết là vấn đề rất được quan tâm.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Bổ sung kẽm cho người cao tuổi
Kẽm là một nguyên tố vi lượng quan trọng, là thành phần không thể thiếu trong cơ thể, có vai trò lớn với sức khỏe của người cao tuổi. Bổ sung kẽm cho người lớn là điều cần thiết.
Rửa rau bằng nước muối có giúp loại bỏ hoá chất, diệt giun sán?
Nhiều bà nội trợ có thói quen ngâm rau trong nước muối để loại bỏ hoá chất, vi khuẩn, các loại giun sán trong rau.
8 thực phẩm giàu men vi sinh có thể giúp giải quyết các vấn đề về dạ dày
Ngày nay, ngày càng có nhiều người gặp phải các vấn đề về dạ dày. Để giải quyết chúng, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tầm quan trọng của hệ vi sinh đối với sức khỏe đường ruột.
Nắng nóng, làm sao chọn được thịt lợn an toàn?
Thời tiết nắng nóng thực phẩm dễ ôi thiu hơn trong khi đó nhiều gian thương cố tình bán thịt không đảm bảo an toàn thực phẩm, "hô biến" các loại thịt chất lượng kém đưa ra bán.
Tác hại của cà pháo ít người biết
Cà pháo là món ăn khoái khẩu được nhiều người yêu thích nhưng những tác hại của nó cũng khiến người mê món này phải giật mình.
Nguyên tắc chế biến, bảo quản thực phẩm ngừa ngộ độc
Chế biến, bảo quản đồ ăn sai cách có thể làm lây lan vi khuẩn gây hại, tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
6 loại thực phẩm ăn không hết cũng tuyệt đối không để qua đêm
Một số thực phẩm để qua đêm rất dễ gây ngộ độc đường tiêu hóa, thậm chí gây tổn thương nhất định cho gan và thận, gây nguy hiểm lớn cho sức khỏe.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025