Đã tìm ra thuốc điều trị HIV, cơ hội cho 37 triệu người
Tạp chí Frontiers in Immunology vừa công bố kết quả mới nhất trong nghiên cứu điều trị HIV đến từ các nhà khoa học Ý. Các thử nghiệm lâm sàng về thuốc trị liệu chống lại AIDS cho thấy sự suy giảm mạnh mẽ các ổ chứa virus ở bệnh nhân được điều trị.
Thuốc ức chế Tat đang được phát triển bởi Trung tâm nghiên cứu AIDS của Viện y tế quốc gia Ý (ISS). Nghiên cứu được thực hiện tại 8 trung tâm lâm sàng ở Ý.
Sau thử nghiệm thuốc đợt 1, 92 tình nguyện viên bước vào dùng thuốc đợt 2, kéo dài suốt 8 năm. Kết quả cho thấy, việc sử dụng thuốc ức chế Tat trên các bệnh nhân dùng thuốc kháng virus (cART) đã làm giảm đáng kể lượng virus tiềm ẩn so với chỉ điều trị bằng cART đơn thuần.
![]() |
Thuốc mới mang tới nhiều kỳ vọng cho các bệnh nhân HIV/AIDS |
Giám đốc ISS, Barbara Obloli, cho biết "Thuốc ức chế Tat đã được chứng minh là an toàn, gây ra phản ứng miễn dịch mong muốn và có thể nhắm mục tiêu vào các ổ virus, một khả năng lâm sàng chưa bao giờ được quan sát trước đây".
Cơ chế hoạt động của thuốc kháng virus cART cổ điển dựa trên sự kết hợp của 3 hoặc nhiều nhóm thuốc kháng virus khác nhau, có hiệu quả rộng trong việc làm suy giảm phổ virus HIV trong máu.
Khi đó, 1 loại thuốc không thể kiểm soát được virus thì các thuốc còn lại vẫn có hiệu quả. Liệu pháp này giữ tải lượng virus HIV trong máu thấp hơn ngưỡng 200 bản sao/ml máu (ngưỡng “không phát hiện được”).
Tuy nhiên, HIV không thể được loại bỏ hoàn toàn bằng thuốc cART, vì "virus vẫn tồn tại (mặc dù không nhân lên). Các nhà khoa học gọi dạng HIV thầm lặng này là "ổ chứa virus tiềm ẩn" bởi vì nó vẫn vô hình đối với hệ thống miễn dịch và không bị cART tấn công.
Chúng có thể tái hoạt động định kỳ và bắt đầu nhân lên khi có cơ hội. Do đó, liệu pháp dùng thuốc kháng virus phải điều trị trong suốt cuộc đời bệnh nhân.
Trong khi đó, thuốc Tat nhắm đến 1 loại protein có tên là HIV-1 Tat, được biết đến với vai trò quan trọng trong việc nhân lên của virus HIV. Loại thuốc mới tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch với protein này, có tác dụng “khóa” chúng lại, khiến virus HIV không thể sao chép được.
Thuốc ức chế Tat mới khi sử dụng kèm với thuốc kháng virus cART được kỳ vọng sẽ có tác dụng mạnh hơn so với liệu pháp chỉ dùng cART. Kết quả lâm sàng mới nhất cho thấy bệnh nhân được điều trị bằng cả thuốc kháng cART và thốc ức chế Tat đã ghi nhận sự giảm mạnh nồng độ DNA pro-virus trong máu. Tải lượng HIV của tình nguyện viên tham gia giảm hơn 80%, xuống dưới 50 bản sao/ml máu. Đáng chú ý, phản ứng này xảy ra với tốc độ trung bình cao gấp 4 - 7 lần so với quan sát ở những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp cART bình thường.
“Kết quả sẽ mở ra một liệu pháp mới có thể kiểm soát virus thậm chí ngay cả sau khi ngừng sử dụng thuốc kháng virus cART", Giám đốc ISS Barbara lạc quan.
Bà cho hay nghiên cứu này sẽ tiếp tục được phát triển. Đến nay, nghiên cứu thuốc ức chế Tat đã lên tới 26 triệu euro (29,3 triệu đô la Mỹ), toàn bộ chi phí này do Bộ Y tế và Bộ Ngoại giao Ý chi trả.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2017, gần 37 triệu người trên thế giới đang phải sống chung với HIV. Mỗi năm có gần 1 triệu người tử vong vì căn bệnh này và có thêm 1,8 triệu ca mắc mới.
Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
Với mục tiêu đảm bảo không bỏ sót đối tượng, đặc biệt chú trọng đến các em nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt và khó khăn trong Chiến dịch tiêm vắc xin phòng Sởi của tỉnh Quảng Ninh, ngày 31/3/2025, đoàn giám sát tiêm chủng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh do Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc CDC Quảng Ninh làm Trưởng đoàn đã giám sát tại Cơ sở Bảo trợ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt (phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long).
Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
Trong 02 ngày 29-30/3/2025, tại Hội trường Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Y học Dự phòng Quảng Ninh đã phối hợp với Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học.
Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
Nhằm tăng cường hợp tác quốc tế trong công tác phòng chống bệnh lao, trong 03 ngày từ ngày 21-23/3/2025, đoàn công tác của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh đã tham dự hoạt động tuyên truyền Ngày Thế giới phòng chống Lao và Hội thảo hợp tác phòng chống lao giữa tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) và Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Trung Quốc), diễn ra tại thành phố Đông Hưng, Quảng Tây. Đây là sự kiện quan trọng, thể hiện quyết tâm chung của hai bên trong việc kiểm soát và đẩy lùi bệnh lao tại khu vực biên giới.
Bệnh cúm mùa
Trước tình hình biến đổi khí hậu đang xảy ra, thời tiết thay đổi thất thường. Đây là điều kiện thuận lợi cho virus cúm gây bệnh phát triển và có nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Để chủ động phòng tránh bệnh cúm hãy cùng Bác sĩ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tìm hiểu về bệnh.
Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh
Dịch sởi đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương trên cả nước, trong đó tỉnh Quảng Ninh là một trong những địa bàn ghi nhận số ca mắc gia tăng nhanh chóng. Nhằm kiểm soát dịch bệnh và tăng cường công tác tiêm chủng, ngày 25/3/2025, đoàn kiểm tra, giám sát của Bộ Y tế đã đến làm việc tại Quảng Ninh để đánh giá công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng.
Hưởng ứng Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025: Bảo tồn các dòng sông băng
Ngày Nước thế giới (22/3) năm 2025 được Liên hợp quốc phát động ̣với chủ đề “Bảo tồn các dòng sông băng” (Glacier preservation) nhằm nâng cao nhận thức toàn cầu về vai trò quan trọng của sông băng, tuyết và băng trong hệ thống khí hậu và chu trình thủy văn của trái đất.
Tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025
Trong 02 ngày 20 – 21/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Uông Bí tổ chức lớp tập huấn giám sát phòng chống bệnh sốt rét, phòng chống côn trùng truyền bệnh năm 2025 tại đơn vị và các Trạm Y tế trực thuộc.
Ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh chủ động tăng cường công tác kiểm soát, phòng, chống bệnh sởi trên địa bàn tỉnh
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Cẩm Phả
Thực hiện Kế hoạch số 327/KH-TTKSBT ngày 26/2/2025 của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh về Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025. Ngày 4/3, tại thành phố Cẩm Phả, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Cẩm Phả tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025
- Hội thảo hợp tác phòng chống lao Quảng Ninh - Quảng Tây: Hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh xuyên biên giới
- Bệnh cúm mùa
- Đoàn kiểm tra, giám sát Bộ Y tế chỉ đạo công tác phòng, chống dịch sởi và triển khai chiến dịch tiêm chủng tại Quảng Ninh