Đặc điểm lâm sàng bệnh sốt xuất huyết tiển triển SHOCK
Dengue bắt đầu như là một căn bệnh có sốt, sốt kèm theo triệu chứng ban đỏ đặc trưng ở da. Sốt cao liên tục kèm theo ớn lạnh và rét run là một đặc trưng. Nôn, đau đầu, đau cơ, khó chịu vùng thượng vị, và đau bụng là phổ biến, và bệnh nhân thường cảm thấy rất mệt . Sốt kéo dài 2-7 ngày và cùng với giảm sốt các biến chứng của bệnh sốt xuất huyết thường diễn ra vào thời điểm này, mặc dù nhiệt độ của họ trở lại bình thường, vẫn có nhiều khả năng để phát triển thành sốc. Sốc thường xảy ra vào ngày thứ 3-4 của bệnh. Trong hội chứng sốc cổ điển, tăng tính thấm thành mạch làm mất dịch ra ngoài lòng mạch, dẫn đến tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng ngoài tim, cổ trướng, phù phổi không do tim, sau đó hạ huyết áp. Đau bụng hạ sườn phải xảy ra tương tự như trong viêm túi mật, viêm túi mật (acalculous cholecystitis )là một đặc trưng của sốt dengue xuất huyết. Viêm cơ tim là một biến chứng đã được biết và mặc dù thường nhẹ, nó có thể ảnh hưởng đến dẫn truyền trong tim và có thể là đủ nghiêm trọng gây lên suy tim cấp tiến triển và giãn cơ tim. Toan lactic, xảy ra như là một kết quả của việc giảm lưu lượng tuần hoàn, có thể góp phần vào giảm co bóp cơ tim trong trường hợp nặng. Viêm gan có thể xảy ra mặc dù suy gan tối cấp là rất hiếm. Suy thận cấp tính thường là thứ phát khi hạ huyết áp trong hội chứng sốc và được liên kết với tỷ lệ tử vong tăng lên. Cái chết thường là do xuất huyết nặng hoặc sốc không hồi phục với suy đa tạng.
Một số yếu tố huyết động học có thể đóng góp vào shoch trơ được thấy trong bệnh sốt xuất huyết nặng. Rõ ràng, hội chứng tăng tính thấm thành mạch, sinh lý bệnh được mô tả ở trên, là lý do chính cho sốc. Cổ điển, tăng sức cản mạch hệ thống như là một kết quả của sự thoát mạch của huyết tương xảy ra, với một hậu quả của giãn mạch từ trước. Ngoài ra, giảm co bop cơ tim cũng đóng góp vào shock. Mất nước do nôn mửa và bù không đủ cũng có thể đóng một vai trò nhất định.
* WHO định nghĩa trường hợp sốc sốt xuất huyết
Các tính năng của bệnh sốt xuất huyết xuất huyết
Sốt, hoặc có tiền sử bệnh sốt cấp tính, kéo dài 2-7 ngày, thỉnh thoảng có sốt hai pha
Khuynh hướng xuất huyết, bằng chứng là ít nhất một trong những điều sau đây
Nghiệm pháp dây thắt dương tính
Chấm xuất huyết, tụ máu, hoặc ban xuất huyết
Chảy máu từ niêm mạc, đường tiêu hóa, vị trí tiêm, hoặc các địa điểm khác
Nôn ra máu hoặc đại tiện phân đen
Giảm tiểu cầu (dưới 100000/mm3 hoặc ít hơn)
Bằng chứng của sự rò rỉ huyết tương do tăng tính thấm thành mạch, biểu hiện bởi ít nhất một trong những điều sau đây;
Sự tăng hematocrit ≥ 20% so với mức trung bình của giới tính, tuổi và dân số hoặc trên 20% giá trị ban đầu
Dấu hiệu rò rỉ huyết tương như tràn dịch màng phổi, cổ trướng hoặc giảm protein máu
Biểu hiện của suy tuần hoàn
Mạch yếu, nhanh, và
Huyết áp kẹt (<20mmHg) hoặc
Tụt huyết áp, và
Lạnh, da lạnh ẩm, bồn chồn lo lắng (có thể vật vã; bứt rứt hoặc li bì)
- Sốc sốt xuất huyết Dengue được chia ra 2 mức độ để điều trị bù dịch:
+ Sốc sốt xuất huyết Dengue: Có dấu hiệu suy tuần hoàn, mạch nhanh nhỏ, huyết áp kẹt hoặc tụt, kèm theo các triệu chứng như da lạnh, ẩm, bứt rứt hoặc vật vã li bì.
+ Sốc sốt xuất huyết Dengue nặng: Sốc nặng, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp không đo được.
Các dấu hiệu cận lâm sàng:
IgG và IgM ELISA dùng để chẩn đoán SXH Dengue nhưngnồng độ kháng thể cao không giúp dự đoán shock.
toan lactic, tăng men gan, và tăng creatinine huyết thanh và urê máu
ĐỘ bão hoà oxy má động mạch, phân áp oxy trong máu ĐM giảm cho thấy sự thiếu oxy, hậu quả của phù phổi do tim hoặc khôgn do tim.
Điện tâm đồ rất hữu ích trong việc xác định viêm cơ tim sớm (T biến đổi và thay đổi đoạn ST hoặc block dẫn truyền trong tim).
Siêu âm tim đánh giá chức năng co bóp cơ tim giảm
Các yếu tố tiên lượng shock xuất huyết dengue
Các yếu tố đó đặt bệnh nhân có nguy cơ cao phát triển sốc Dengue không được xác định rõ ràng. SXHD là nhiều khả năng xảy ra ở trẻ sơ sinh và người cao tuổi, Sốt xuất huyết cũng xuất hiện nặng hơn ở phụ nữ. Sốt xuất huyết nặng có thể xảy ra ở những bệnh nhân có bệnh mạn tính như đái tháo đường hoặc hen suyễn. Mặc dù suy dinh dưỡng dẫn đến nhiều bệnh truyền nhiễm nhưng nó không làm tăng khả năng sốt xuất huyết nặng. Type huyết thanh của virus lây nhiễm có thể ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh sốt xuất huyết;. Nhiêm DEN-1, tiếp theo là nhiễm DEN-2, đã được báo cáo có liên quan với kết quả tồi tệ hơn. có một số bằng chứng rằng tính nhạy cảm di truyền (biến thể chủng tộc, HLA, vv) có thể đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển sốc Dengue, nhưng điều này chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng.
Về lâm sàng, Shock SXH Dengue có tiên lượng xấu khi: Sốt cao, mạch nhanh kèm theo xuất huyết phủ tạng hoặc triệu chứng của não (hôn mê), shock có thiểu niệu, vô niệu, tiểu cầu giảm nặng, có rối laonj dẫn truyền trên điện tâm đồ, rối loạn đông máu nặng, tổn thương gan nặng, có đông máu nội mạc rải rác (DIC)…
Những điều cần biết về virus gây viêm phổi ở người HMPV đang lây lan tại Trung Quốc
Trung Quốc đang chứng kiến số ca nhiễm trùng đường hô hấp, bao gồm các trường hợp nhiễm virus metapneumovirus giống cúm ở người (HMPV), gia tăng mạnh mẽ. Các ca nhiễm chú yếu sống tại các tỉnh phía Bắc, đặc biệt là ở trẻ em dưới 14 tuổi.
Bộ Y tế thông tin virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Hội nghị Tổng kết công tác phòng chống HIV/AIDS năm 2024, định hướng hoạt động năm 2025
Chiều ngày 30/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phòng, chống HIV/AIDS tỉnh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ 2025.
Hưởng ứng Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (27/12) năm 2024
Ngày 07/12/2020, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết A/RES/75/27 lấy ngày 27/12 hằng năm là Ngày Quốc tế phòng, chống dịch bệnh (International Day of Epidemic Preparedness). Đây là nghị quyết đầu tiên của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc trong lĩnh vực này và là nghị quyết do Việt Nam cùng 05 quốc gia đồng đề xuất.
Tổ chức thành công diễn tập phòng chống bệnh Dại tại huyện Bình Liêu
Ngày 19/12/2024, Sở Y tế Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tỉnh tổ chức chương trình diễn tập Phối hợp liên ngành trong điều tra, xử lí ổ dịch dại trên người và động vật tại huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh.
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?
Bệnh sởi là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ dưới 5 tuổi, có khả năng bùng phát thành dịch lớn do khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp.
Bộ Y tế khuyến cáo về bệnh sởi: Tiêm vắc xin là biện pháp hữu hiệu để phòng bệnh
Bệnh sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, dễ lây lan qua đường hô hấp qua các giọt bắn của người mắc bệnh hoặc có thể qua tiếp xúc trực tiếp, qua bàn tay bị nhiễm dịch tiết của người bệnh.
Tăng cường công tác phòng, chống dịch sởi trên địa bàn tỉnh
Theo số liệu báo cáo của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay cả nước ghi nhận 14.287 trường hợp mắc sốt phát ban nghi sởi trong đó 04 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi, so với cùng kỳ năm 2023 số mắc cao hơn 42 lần. Tại Quảng Ninh từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 trường hợp mắc sởi trong đó tại Đầm Hà (02 ca), Hải Hà (01 ca), Hạ Long (01 ca).
Bệnh liên cầu lợn
Bệnh liên cầu lợn thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. Bệnh do Streptococcus suis (S.suis) gây nên, bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và gây tổn thất lớn về kinh tế. Người bệnh thường có triệu chứng lâm sàng nặng, phải điều trị trong thời gian dài, chi phí điều trị lớn và thường để lại biến chứng không phục hồi sau khi khỏi bệnh. Tỷ lệ tử vong có thể đạt đến 7%.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025