Đái tháo đường: Chẩn trị sớm ngay lúc khởi đầu!
Đái tháo đường đang gia tăng như bệnh dịch
Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, vào năm 1995, thế giới có 135 triệu người ĐTĐ. Lúc đó, WHO dự đoán sẽ lên 221 triệu năm 2010 nhưng thống kê năm 2011 đã lên 366 triệu. Do đó, WHO nhận định: “Thế kỷ 21 này là thế kỷ của bệnh nội tiết và chuyển hóa. Những gì đại dịch HIV/AIDS gây ra cuối thế kỷ 20 là những điều mà bệnh ĐTĐ sẽ gây ra trong thế kỷ 21” và đưa ra dự đoán năm 2020 sẽ lên đến 500 triệu người.
Bệnh đái tháo đường là bệnh lý do thiếu insulin hoặc do insulin hoạt động không hiệu quả vì bị tình trạng kháng insulin. Bệnh ĐTĐ thường diễn tiến qua 4 giai đoạn: Kháng insulin, Tiền ĐTĐ, ĐTĐ thật sự và ĐTĐ có biến chứng.
Nếu không được tầm soát và điều chỉnh kịp thời, tiền ĐTĐ chắc chắn sẽ tiến triển thành ĐTĐ thật sự vài năm sau đó. Ngược lại, nếu thay đổi lối sống lành mạnh: kết hợp chế độ ăn lành mạnh, cân đối kết hợp với một chế độ vận động thể chất hợp lý để kiểm soát thể trọng, huyết áp, mỡ máu... tình trạng Tiền ĐTĐ được kéo dài, thậm chí có thể trở về bình thường.
Làm thế nào chẩn đoán tiền ĐTĐ
Tiền đái tháo đường khi mức độ đường máu cao hơn bình thường, nhưng nó chưa đủ cao để được xếp vào loại ĐTĐ. Theo khuyến cáo của ADA (Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ) và WHO, để chẩn đoán chúng ta dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:
* Đái tháo đường: (1) HbA1c ≥ 6,5%. (2). Đường máu đói ≥ 7.0 mmol/L; (3); Đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose ≥ 11,1 mmol/L; (4). Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L .
* Tiền đái tháo đường: (1) HbA1c từ 5,7 đến 6,4 %; (2) Đường máu đói từ 5,6 – 6,9 mmol/L; (3) Đường máu 2 giờ sau nghiệm pháp dung nạp từ 7,8 – 11 mmol/L.
Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ
Cũng như ĐTĐ, nguyên nhân của tiền ĐTĐ cũng gồm hai nhóm: một là nhóm có thể thay đổi được (modifiable), đó chính là lối sống: chế độ ăn uống và vận động và hai là nhóm không thể thay đổi được (unmodifiable) như chủng tộc, gen di truyền liên quan.
Những nguy cơ gợi ý cần kiểm tra tầm soát: (1) Thừa cân, có chỉ số khối cơ thể BMI trên 25, (2) Từ 45 tuổi trở lên, (3) Gia đình có bà con trực hệ bị ĐTD, (4) Có tiền sử ĐTĐ thai nghén hoặc sinh con hơn 4 kg, (5) Có rối loạn lipid máu, (6) Bị tăng huyết áp, (7) Ít vận động , ngồi máy vi tính, xem tivi nhiêu, (8) Có hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), (9) Có chứng gai đen (Acanthosis Nigricans) và (10) người Mỹ gốc Phi, Ấn Độ, Châu Á Thái Bình Dương.
Tiền ĐTĐ là phần chìm của tảng băng bệnh lý
Theo Liên đoàn ĐTĐ thế giới (IDF), tần suất ĐTĐ thế giới hiện nay là 8.3%, và Tiền ĐTĐ đến 25.
Thống kê tai nhiều quốc gia cho kết quả tương tự: Trung quốc (51%), Ấn Độ (40%), Anh (35,3%), Hoa Kỳ (25%), Pháp (20,0%), Đức ( 9.0 %). Singapore (24,6%); Campuchia (33%).
Tại Việt Nam, nghiên cứu năm 2014 của Viện Nội tiết Trung ương cho thấy tỷ lệ ĐTĐ là 5,7 % và Tiền ĐTĐ là 27%.
Tháo ngòi “ bom nổ chậm” tiền ĐTĐ
Một điều khá lý thú là việc tháo ngòi quả “bom” tiền ĐTĐ này lại vô cùng dễ dàng, đơn giản và ai cũng thực hiện được: điều chỉnh lối sống bằng cách theo đúng chế độ ăn và chế độ vận động; chỉ đến khi không kiểm soát được thì mới dùng thêm thuốc chuyên khoa.
* Chế độ ăn uống lành mạnh theo 7 quy tắc đơn giản: (1) tỷ lệ 15% chất đạm, 35% chất béo, 50% chất đường bột (tinh bột, starchy carbohydrate), (2) không dùng thức ăn, nước uống có đường ngọt (sugary carbohydrate), (3) chất bột nên chia nhỏ vào 3 bữa ăn, (4) giảm thức ăn chứa nhiều chất béo động vật, (5) nên ăn cá 2-3 lần trong tuần, (6) hạn chế tối đa rượu, bia và (7) ăn thêm các thức ăn có các chất xơ như rau, củ, trái cây “không ngọt”…
* Chế độ vận động thể lực thích hợp theo nguyên tắc: (1) luyện tập dần dần và thích hợp, (2) không ráng tập quá sức hoặc tập thể lực khi đang có bệnh cấp tính, (3) chế độ tập luyện khác nhau tùy theo người, (4) cần duy trì nhẹ nhàng, vừa sức nhưng ổn định có thời khóa biểu hợp lý cho công việc và tuổi tác.
* Dùng thuốc trong tiền ĐTĐ
Bị tiền ĐTĐ, đặc biệt khi có thêm các yếu tố nguy cơ như béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ hay hội chứng buồng trứng đa nang thì nên dùng thuốc. Nhiều nghiên cứu cho thấy các thuốc này cải thiện độ đáng kể độ nhạy insulin, có thể giúp giảm nguy cơ chuyển đổi từ Tiền ĐTĐ đến ĐTĐ thật sự.
Giới thiệu Khoa Sức khoẻ Sinh sản
Số điện thoại: 02033.829.572 Địa chỉ liên hệ : Khoa Sức khỏe sinh sản – tầng 3 tòa nhà CDC Quảng Ninh.
Tập huấn về triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025
Nhằm hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2025 trên địa bàn tỉnh, ngày 07/03/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về triển khai hoạt động phòng chống HIV/AIDS cho đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác phòng, chống HIV/AIDS tại trung tâm y tế và trạm y tế. Đồng chí Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm dự và khai mạc lớp tập huấn.
Tập huấn nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025 tại thành phố Hạ Long
Nhằm nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ y tế trong công tác cải thiện tình trạng dinh dưỡng, từ ngày 5 đến ngày 6/3, tại thành phố Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn về "Nâng cao năng lực hoạt động cải thiện tình trạng dinh dưỡng năm 2025".
Khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung và đặt dụng cụ tử cung miễn phí tại CDC Quảng Ninh
Thiết thực kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ (8/3), từ ngày 3 – 7/3/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC) Quảng Ninh sẽ tổ chức khám phụ khoa, sàng lọc ung thư cổ tử cung và đặt dụng cụ tử cung miễn phí cho chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trên địa bàn thành phố Hạ Long.
Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
Thời điểm trước, trong và sau Tết Nguyên đán, người dân thường tổ chức các buổi hội họp ăn uống, liên hoan, tất niên, gặp mặt đầu xuân, tham gia các lễ hội, do vậy nhu cầu sử dụng rượu bia trong những ngày này gia tăng, số trường hợp phải nhập viện do say rượu, ngộ độc rượu vì thế cũng cao hơn so với các dịp khác trong năm.
Đại hội chi bộ Phòng khám – Da liễu – Sức khoẻ sinh sản (ĐBBP Trung tâm Kiểm soát bệnh tật) nhiệm kỳ 2025-2027 thành công tốt đẹp!
Ngày 8/1/2025, Chi bộ Phòng khám – Da liễu – Sức khoẻ sinh sản (PK-DL-SKSS), trực thuộc Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027.
Tập huấn, giao ban chuyên môn công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em lần 2 năm 2024
Sáng ngày 12/12, tại TP. Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Ninh tổ chức Tập huấn, giao ban về công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em (CSSKBMTE) cho hơn 50 học viên là cán bộ phụ trách Khoa Sản, thống kê báo cáo tại các bệnh viện, TTYT trên địa bàn tỉnh. Đồng chí Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm dự và khai mạc lớp tập huấn.
Hội thảo tổng kết hoạt động dự án quỹ toàn cầu năm 2024, phương hướng triển khai năm 2025
Ngày 10/12, tại thành phố Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh tổ chức chương trình Hội thảo tổng kết hoạt động dự án quỹ toàn cầu năm 2024, phương hướng triển khai năm 2025. Tiến sĩ Vũ Quyết Thắng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo.
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- CDC Quảng Ninh hợp tác với VNPT xây dựng hệ thống quản lý tập trung, hướng tới chuyển đổi số toàn diện
- CDC Quảng Ninh: Khám, tư vấn sức khỏe miễn phí cho thương, bệnh binh và người có công tại phường Hồng Hải
- Đoàn sinh viên Trường Đại học Thủy lợi tham quan, thực tập môn học tại CDC Quảng Ninh
- CDC Quảng Ninh tổ chức lớp tập huấn tư vấn xét nghiệm HIV năm 2025
- Giám sát tiêm chủng vắc xin phòng Sởi cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt – Không để trẻ nào bị bỏ lại phía sau
- Hội YHDP Quảng Ninh tổ chức tập huấn phương pháp nghiên cứu khoa học năm 2025