Đái tháo đường týp 1 ở trẻ em
Gia tăng số người mắc?
Hiện nay chúng ta chưa có điều tra dịch tễ nên về mặt khoa học thì chưa thể nói là số người mắc tăng hay giảm. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân làm gia tăng số người mắc ĐTĐ týp 1 trong thời gian gần đây là do dân số đông hơn nên số người mắc nhiều hơn. Bên cạnh đó là do có sự vào cuộc của các phương tiện thông tin đại chúng đã nâng cao nhận thức của người dân về bệnh đái tháo đường, trong đó có đái tháo đường týp 1 nên số trẻ đi khám, xét nghiệm và phát hiện bệnh sớm nhiều hơn.
Phân loại đái tháo đường týp 1
Đái tháo đường týp 1 được phân làm 2 loại là đái tháo đường týp 1 do bệnh tự miễn dịch và đái tháo đường týp 1 vô căn (không thấy căn nguyên tự miễn)
Đái tháo đường týp 1 do bệnh tự miễn dịch, còn gọi là đái tháo đường phụ thuộc insulin, đái tháo đường týp 1 hoặc đái tháo đường ở người trẻ do phá huỷ tế bào bêta tuyến tụy bởi chất trung gian miễn dịch. Sự phá huỷ này có thể nhanh hoặc chậm. Dạng phá hủy nhanh thường xảy ra ở trẻ em, nhưng cũng có khi gặp ở người lớn. Dạng phá huỷ chậm thông thường hay gặp ở người lớn gọi là đái tháo đường tự miễn dịch âm ỉ ở người lớn.
Nhiều bệnh nhân, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên biểu hiện nhiễm toan ceton là triệu chứng đầu tiên của bệnh. Nhưng cũng có người chỉ có tăng đường máu lúc đói vừa phải và bệnh nặng lên rất nhanh khi có nhiễm khuẩn hoặc stress. Thậm chí có người (thường là người lớn) vẫn còn đủ tế bào bêta sản xuất insulin nên không bị nhiễm toan ceton trong nhiều năm liền.
Đái tháo đường týp 1 vô căn (không thấy căn nguyên tự miễn): Một số thể đái tháo đường týp 1 vẫn chưa biết rõ bệnh căn. Những bệnh nhân này có thiếu hụt tiết insulin thường xuyên và có khuynh hướng nhiễm toan ceton nhưng không thấy rõ bằng chứng bệnh lý tự miễn dịch.
Tiêm insulin hàng ngày là biện pháp điều trị ĐTĐ týp 1 hiệu quả. Ảnh: TL |
Chẩn đoán đái tháo đường
Chẩn đoán ĐTĐTE gồm 4 giai đoạn:
- Giai đoạn chẩn đoán sớm chưa có biểu hiện lâm sàng: Chính vì chưa có biểu hiện lâm sàng, nên bệnh chỉ được phát hiện khi được khám và làm các xét nghiệm.
- Giai đoạn bị bệnh đái tháo đường: Đây là giai đoạn đã có những triệu chứng, với hai đặc điểm lâm sàng là:
Khởi phát đột ngột và cấp tính: Bệnh nhân đái nhiều, uống nhiều, mất nước, rối loạn nhịp thở Kussmaul, nhiễm toan ceton và hôn mê.
Khởi phát từ từ: Người bệnh đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều và gầy sút cân trong vài tuần hoặc vài tháng. Kèm theo các triệu chứng khác như: đái dầm dai dẳng, đau bụng, nôn, nhiễm trùng sinh dục và da tái diễn, mệt mỏi, giảm tập trung khi học.
Cần đưa trẻ đi làm xét nghiệm glucose máu và niệu để phát hiện bệnh ĐTĐTE khi có đái nhiều, uống nhiều và gầy sút cân.
- Giai đoạn thuyên giảm một phần “Tuần trăng mật”: Bệnh nhân không cần dùng insulin ngoại sinh vì glucose máu, HbA1C bình thường, nhu cầu insulin thấp < 0.5 u/kg/ngày. Khoảng 30 - 60% trẻ em có giai đoạn thuyên giảm bệnh sau 1 - 6 tháng bắt đầu điều trị insulin. Do đó với bệnh nhân mới chẩn đoán ĐTĐ phải giám sát chặt chẽ glucose máu trong 6 tháng đầu điều trị insulin.
- Giai đoạn đái tháo đường vĩnh viễn, toàn bộ tế bào beta bị phá hủy, thiếu insulin toàn bộ: đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, giảm cân, mệt mỏi, thị lực giảm, mất nước và có thể đái đường nhiễm toan ceton. Đặc điểm ít gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, tuổi mắc bệnh tăng dần và tuổi thường bị ĐTĐ khi dậy thì 10 - 14 tuổi.
Điều trị như thế nào cho trẻ?
Hầu hết trẻ em mắc ĐTĐ cần được điều trị insulin, cần được cung cấp insulin hằng ngày (tác dụng nhanh và chậm) và tăng lượng insulin theo tuổi.
Thường trong những năm đầu sau khi chẩn đoán bị bệnh, con bạn có thể chỉ cần một lượng nhỏ insulin. Đây được coi là thời kỳ đầu tiên của bệnh.
Cũng như điều trị insulin, điều chỉnh lượng đường glucose tốt và tránh giảm lượng đường trong máu là rất quan trọng. Vì có nhiều loại bệnh ĐTĐ phức tạp tăng thêm cùng với bệnh tiểu đường đang mắc phải trong thời gian dài mắc bệnh.
Khó khăn với người bệnh
Khi mắc bệnh ĐTĐ do phải điều trị lâu dài, trong khi nhiều gia đình bệnh nhân lại có nguồn thu nhập hạn hẹp nên rất khó khăn trong việc điều trị. Chính vì vậy, cần tuyên truyền để người dân tích cực tham gia BHYT và BHYT cần hỗ trợ cho bệnh nhân máy đo đường huyết…
Khi phải tiêm insuliun hàng ngày, kiểm tra đường huyết 4 lần/ngày, đối với trẻ em là rất khó khăn, nhiều trẻ không biết cách tự tiêm insulin, khó kiểm soát được chế độ ăn…, chính vì vậy nhiều cha mẹ tìm những cách chữa trị bệnh khác cho trẻ như dùng thuốc Nam nhưng đây là một sai lầm không nên mắc phải vì chỉ có tiêm insulin hàng ngày mới là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Cha mẹ có thể làm gì giúp con khi trẻ mắc ĐTĐ? Chung sống với bệnh ĐTĐ thực chất là một cuộc chiến về mặt tâm lý, đặt các gia đình trong tình trạng căng thẳng. Vậy nên, phải có những điều trị đúng đắn, tích cực. Sự hiểu biết tất cả những điều khác nhau về bệnh ĐTĐ và việc điều trị đòi hỏi kiên nhẫn sẽ là rất khó nhưng điều này sẽ có lợi cho con bạn và cuộc sống gia đình bạn. Dạy cho con bạn cách tiêm insulin như thế nào; Gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra tình trạng bệnh và có những hướng thay đổi thích hợp; Thông báo cho nhà trường và bạn bè con bạn về các triệu chứng của hạ đường huyết và cách họ phải làm gì khi gặp trường hợp đó…; Thực hiện được chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là nhiều chất xơ và carbohydrates, hạn chế ăn bánh kẹo ngọt; Hoạt động thân thể rất quan trọng đối với trẻ bị mắc ĐTĐ, vì vậy hãy khuyên con bạn phải tập thể dục hàng ngày. Tuy nhiên, hoạt động thể lực sẽ làm giảm lượng đường trong máu, vậy nên nếu con bạn phải tiêm insulin thì liều lượng cần được giảm xuống theo chỉ định của bác sĩ. |
Nâng cao năng lực kiểm soát bệnh không lây nhiễm cho cán bộ y tế tại Quảng Ninh
Trong 02 ngày từ 5 – 6/12/2024, tại TP.Hạ Long, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh phối hợp với Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và Trường Đại học Y Dược Hải Phòng tổ chức lớp tập huấn, hướng dẫn dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán điều trị và quản lý bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường cho 50 học viên là cán bộ chuyên trách, cán bộ lâm sàng về quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm tại các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh.
Giải pháp chiến lược trong điều trị bệnh không lây nhiễm
Nâng cao năng lực cho hệ thống y tế cơ sở trong phát hiện, chẩn đoán và điều trị các bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng là giải pháp chiến lược đang được ngành y tế tỉnh Quảng Ninh hướng đến.
Hưởng ứng Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 – Nâng cao nhận thức toàn cầu về bệnh đái tháo đường
Ngày Đái tháo đường thế giới 14/11 được thiết lập bởi Hiệp hội Đái tháo đường thế giới (IDF) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm 1991 và đã trở thành một ngày chính thức của Liên hợp quốc vào năm 2006. Đây là dịp để nhắc nhở và nâng cao nhận thức của cộng đồng toàn cầu về sự nguy hiểm của căn bệnh này, tạo ra một môi trường hỗ trợ toàn diện cho người bệnh – không chỉ về mặt y tế mà còn về tinh thần và xã hội.
Người trẻ tuổi ngày càng dễ mắc đái tháo đường type 2
Đái tháo đường là bệnh lý rối loạn chuyển hóa với đặc điểm tăng đường huyết mạn tính, do cơ thể không sản xuất đủ insulin, sử dụng insulin không hiệu quả, hoặc cả hai. Hậu quả lâu dài của bệnh có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim, mạch máu, thận, mắt và hệ thần kinh.
Ba thói quen tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nhà khoa học xác định ba yếu tố ăn uống tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 gồm: ăn ít ngũ cốc, ăn nhiều gạo và thịt chế biến sẵn.
Những thói quen ăn sáng tốt nhất để giảm lượng đường trong máu
Cách bạn bắt đầu ngày mới có thể ảnh hưởng lâu dài đến lượng đường trong máu của bạn.
Đi bộ sau bữa ăn giúp ích gì cho người bệnh tiểu đường?
Theo một số nghiên cứu gần đây, việc đi bộ sau khi ăn sẽ mang lại lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt là người bệnh tiểu đường.
Tìm ra thủ phạm số 1 gây bệnh tiểu đường
Theo Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Mỹ (CDC), 37,3 triệu người ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường (11,3% dân số) và 96 triệu người bị tiền tiểu đường (38,0% dân số trưởng thành).
Mức đường huyết bình thường ở người bệnh tiểu đường
Những người mắc bệnh đái tháo đường nên kiểm soát lượng đường trong máu 80-130 mg/dL khi đói và dưới 180 mg/dL khoảng 1-2 giờ sau ăn.
Đặt lịch hẹn tư vấn!
Chuyên gia của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp với bạn.
- Sở Y tế Quảng Ninh chỉ đạo các đơn vị y tế chủ động phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài
- CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (3/2/1930-3/2/2025)
- Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật dịch vụ y tế dự phòng về lĩnh vực phòng, chống bệnh do ký sinh trùng, côn trùng tại cơ sở y tế công lập
- Hướng dẫn lựa chọn, bảo quản và tiêu dùng thực phẩm trong dịp tết nguyên đán Ất tỵ 2025
- Ngộ độc rượu và cách phòng tránh ngộ độc rượu
- Kế hoạch tăng cường công tác y tế đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025